Chuyên gia chỉ ra 9 sai lầm phổ biến khiến thị lực kém đi

Chăm sóc mắt thế nào mới đúng cách?

8 cách đơn giản giúp bạn phòng các bệnh về mắt mùa Hè

8 dấu hiệu cảnh báo bệnh về mắt ở người cao tuổi

Lợi ích không ngờ của Lutein với cơ thể

5 cách để bảo vệ đôi mắt khỏi thoái hóa điểm vàng

Đeo kính áp tròng đi ngủ

Mặc dù có một số loại kính áp tròng được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho đeo đi ngủ. Tuy nhiên, bạn không nên làm như vậy. Một nghiên cứu của Viện Mắt Hoa Kỳ đã khám phá ra rằng, nguy cơ phát triển một vết loét giác mạc ở những người thường đeo kính áp tròng khi đi ngủ lớn gấp 10 - 15 lần so với những người chỉ đeo kính áp tròng ban ngày.

Chuyên gia Chaudri giải thích: “Bạn đang tước đi oxy cho giác mạc và nó cũng tạo điều kiện cho nhiễm trùng và vi khuẩn phát triển”.

Giải pháp: Không đeo kính áp tròng đi ngủ. Vệ sinh mắt và kính sát tròng cẩn thận, đúng cách.

Chạm vào và cọ xát mắt

Chuyên gia Chaudri cho hay: “Dụi mắt, cọ xát mắt có thể dẫn đến vỡ mạch máu và viêm mắt”. Hơn nữa, bàn tay của bạn có thể không sạch và sẽ đưa nhiều chất bẩn, vi khuẩn vào mắt.

Giải pháp: Không đưa tay lên dụi mắt, hoặc chỉ chạm tay vào mắt khi bạn đã nhắm mắt.

Không khám mắt định kỳ

Có rất nhiều bệnh về mắt có thể gây phiền toái cho bạn nếu phát hiện muộn, đặc biệt là tăng nhãn áp hay có khối u mắt - những bệnh có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Giải pháp: Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.

Nhìn chằm chằm vào thiết bị điện tử

Màn hình điện tử (máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh) phát ra ánh sáng xanh được cho là có hại như tia cực tím từ ánh nắng trời. Hơn nữa, nhìn tập trung vào bất cứ thứ gì trong nhiều giờ đồng hồ có thể gây căng mắt và nhức đầu.

Giải pháp: Hạn chế tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử. Trong trường hợp phải làm việc nhiều với máy tính, bạn nên áp dụng quy tắc 20 - 20 - 20. Bạn nên nghỉ 2 0giây để nhìn xa khoảng 6m sau mỗi 20 phút sử dụng máy tính để giảm căng thẳng, tranh trường hợp bị mờ, khô mắt.

Kẻ viền, mí mắt

Khi kẻ viền mắt bằng bút mắt nước, dung dịch của nó sẽ trộn lẫn với dịch trong mắt và có thể đem vi trùng vào mắt, gây nhiễm trùng. Kẻ viền, mí mắt bằng bút chì cũng không nên. Vì thành phần của chì kẻ mắt phổ biến gồm chất sáp, dầu, silicon và chất dính tự nhiên giúp chì dính vào mi mắt. Nó có thể bám chặt ở mắt ngay cả khi bạn chớp mắt, đổ mồ hôi và tiết các chất dầu tự nhiên.

Vụn chì rơi vào màng phim nước mắt có thể gây khó chịu cho những đôi mắt nhạy cảm và có thể làm khô mắt. Không những thế, chất sáp và dầu trong chì kẻ mắt cũng có thể bám chặt vào kính áp tròng và tích tụ nếu người sử dụng dùng hơn một ngày. Biến chứng có thể có bao gồm ngứa, đỏ mắt do vi khuẩn có hại từ chì kẻ mắt và trong một số trường hợp, người dùng có thể bị nhiễm trùng mắt hay nhìn mờ hơn.

Giải pháp: Hạn chế trang điểm viền mắt và phải tẩy trang mắt kỹ lưỡng sau mỗi lần kẻ mắt.

Đi ngủ mà vẫn chuốt mascara, dán mi giả

Khi ngủ, mascara có thể dính lên gối rồi dây ngược trở lại vùng mắt. Điều này có thể làm tắc nghẽn các tuyến xung quanh mắt, dẫn đến da bị kích ứng, mụn nhọt. Lông mi giả cũng có thể đâm vào trong mắt khi bạn ngủ và gây tổn thương giác mạc.

Giải pháp: Tẩy trang mắt kỹ lưỡng trước khi đi ngủ.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc mắt hết hạn

Các sản phẩm chăm sóc mắt như: Nước nhỏ mắt, nước rửa kính (kính áp tròng, kính gọng), khăn rửa mặt… đều có hạn sử dụng của nó. Khi chúng bị hết hạn hay biến chất có thể dễ dàng phản tác dụng, khiến mắt của bạn bị tổn thương.

Lạm dụng nước nhỏ mắt

Nước nhỏ mắt hay thuốc nhỏ mắt được bán phổ biến ở tất cả các hiệu thuốc khiến nhiều người có tâm lý thoải mái sử dụng. Tuy nhiên, các chất chống viêm, kháng sinh, chất bảo quản có trong nước nhỏ mắt khi dùng lâu dài gây nhiều tác dụng phụ cho mắt: Viêm, ngứa, cườm nước, thậm chí gây mù lòa.

Giải pháp: Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sỹ và hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Không đeo kính râm quanh năm

Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ đeo kính râm vào mùa Hè hoặc khi đi nắng và phục vụ múc đích thời trang. Tuy nhiên, bạn nên đeo kính râm 4 mùa, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới khi ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) có thể gây hại cho mắt tồn tại quanh năm. Vào mùa Đông ở các nước ôn đới, hàn đới cũng nên đeo kính râm, vì ánh sáng mặt trời có thể phản xạ trên tuyết và gây hại cho mắt.

Việc không bảo vệ mắt khỏi tia UV có thể gây ra các vết bỏng giác mạc hay ung thư da trên mí mắt. Hãy đảm bảo kính của bạn có thể bảo vệ chống lại tia UVA và tia UVB.

Biết Tuốt H+ (Theo Health)

Ngoài việc thay đổi lối sống thì chế độ ăn uống khoa học cũng đóng một phần quan trọng vào việc hạn chế và phòng ngừa các bệnh về mắt. Bạn có thể bổ sung cho mắt các dưỡng chất cần thiết như: Vitamin A, B, C, E, lutein, zeaxanthin, kẽm, selen...

Gợi ý thực phẩm chức năng Minh Nhãn Khang giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt và các bệnh về mắt khác...

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt