- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Mùa Hè là thời điểm dễ mắc các bệnh về mắt nhất
8 dấu hiệu cảnh báo bệnh về mắt ở người cao tuổi
7 lợi ích tuyệt vời của dầu thầu dầu với mắt
Kính áp tròng mới giúp điều trị các bệnh về mắt
Dễ mù lòa vì ánh sáng xanh từ các màn hình thiết bị điện tử
Bệnh lý về mắt thường gặp trong mùa Hè là khô mắt, phỏng giác mạc và đau mắt đỏ. Ngoài ra, tiếp xúc nhiều với tia cực tím (UV) cũng góp phần làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng ở mắt. Tổn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn phòng các bệnh về mắt trong mùa Hè
Đeo kính râm
Không chỉ là một phụ kiện thời trang, kính râm còn giúp bảo vệ đôi mắt khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và thời tiết nóng bức mùa Hè. Giác mạc là bộ phận trong mắt dễ bị tổn thương nếu tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài. Bởi vậy, đeo kính râm là biện pháp tối ưu có thể ngăn ngừa những tổn hại mà tia UV có thể gây ra cho mắt.
Kính râm giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím
Nên tránh ra ngoài từ 10h sáng đến 2h chiều
Nếu bạn muốn tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất bạn nên tránh đi ra ngoài từ 10h sáng đến 2h chiều bởi thời gian này các tia cực tím hoạt động mạnh mạnh nhất.
Tránh các tác nhân gây dị ứng
Vào mùa Hè, có rất nhiều phấn hoa trong không khí, đây là tác nhân khiến người bệnh bị dị ứng mắt. Để phòng ngừa dị ứng mắt vào mùa Hè bạn nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch sau khi đi ra ngoài về. Clo trong bể bơi cũng là chất gây dị ứng mắt. Bởi vậy khi đi bơi, mọi người nên đeo kính bơi.
Nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng để phòng bệnh dị ứng ở mắt
Tránh những nơi đông đúc
Bệnh đau mắt đỏ dễ dàng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus. Bệnh cũng có thể lây qua việc cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; Đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Bởi vậy, để tránh đau mắt đỏ, mọi người không nên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và tránh những nơi đông người vì đây có thể là môi trường phát tán virus gây bệnh đau mắt đỏ.
Tránh để mắt bị khô
Vào mùa Hè, nước mắt dễ bay hơi nên dẫn đến chứng khô mắt. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm triệu chứng khô mắt.
Bạn dễ bị khô mắt trong mùa Hè
Dùng kính áp tròng đúng cách
Nếu đeo kính áp tròng hàng ngày, bạn có thể bị ngứa mắt, sử dụng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt, dị ứng. Vì vậy bạn nên lưu ý vệ sinh kính áp tròng đúng cách sau khi sử dụng. Nếu đeo kính áp tròng khiến bạn bị kích ứng mắt thì không nên tiếp tục sử dụng.
Nên đeo kính áp tròng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Để mắt luôn sáng khỏe, bạn nên khám mắt định kỳ 2 lần/1 năm. Ngoài việc đảm bảo thị lực bình thường, việc khám mắt thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở mắt và điều trị kịp thời. Bởi vì thực tế cho thấy nhiều bệnh về mắt thường không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào trong giai đoạn đầu.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Chăm sóc mắt từ bên trong cũng rất cần thiết trong những ngày Hè. Khi mắt phải hoạt động liên tục trong thời tiết nóng bức thường sẽ bị mỏi và khô. Để phòng bệnh về mắt mùa hè, mọi người cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho mắt như: Vitamin C, selen, vitamin E, omega – 3, kẽm, lutein, zeaxanthine. Bổ sung đầy đủ những dưỡng chất này sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt... trong mùa Hè.
Thanh Tú H+
Gợi ý thực phẩm chức năng Minh Nhãn Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về mắt
Bình luận của bạn