Ngày Tết: Đừng để bóng bay làm hại trẻ

Bóng bay là loại đồ chơi trẻ nhỏ rất thích

Tai nạn trẻ dễ gặp dịp Tết

Trẻ sinh nhẹ cân dễ bị trầm cảm khi trưởng thành

Đừng hại con bằng thiết bị điện tử

Dinh dưỡng đúng cách cho trẻ trong dịp Tết

Tắc thở vì mút bóng bay

Mới đây, một học sinh lớp 3 tại quận Đống Đa, Hà Nội đã lấy miếng bóng bay vỡ mút ngược lại song vô tình để trôi vào họng dẫn đến tắt thở và qua đời. Sự việc đau lòng này là lời cảnh báo về những tai nạn ít ai lường trước khi trẻ chơi bóng bay.

Bỏng vì bóng bay phát nổ

Thời gian qua, có nhiều vụ nổ xuất phát từ bóng bay gây tai nạn khiến không ít người bàng hoàng.

Ngày 24/4/2014, 11 học sinh và 2 thầy giáo Trường THCS Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh phải nhập vì bóng bay phát nổ. Trước đó, một em nhỏ đi dự tiệc trong một nhà hàng ở TP. HCM cũng bị bỏng vì bóng bay phát nổ.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp tương tự khác xảy ra liên tiếp gây xôn xao dư luận như vụ việc anh Trần Đức Cương, nhà ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cùng 2 người bạn mua bóng bay tại phố Bà Triệu, do muốn lấy bóng nhanh, một người bạn của anh Cương đã dùng bật lửa cắt dây. Lập tức, cả chùm bóng bay nổ khiến anh Cương, 2 người bạn và người bán bóng bị bỏng.

Trước đó, cháu Đặng Quốc Tuấn (11 tuổi), trú ở thôn 9, xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong khi chơi ở sân vô tình nhặt được chùm bóng bay. Cháu Tuấn dùng bật lửa để cắt dây, lấy từng quả bóng ra chơi khiến chùm bóng phát nổ làm cháu bị bỏng mặt và 2 cánh tay.

 Nguyên nhân khiến các bệnh nhân bị bỏng do bóng bay phát nổ là do bóng bay được bơm khí hydro. Khi bóng vỡ, khí này gặp oxy và ánh sáng mặt trời gây nổ, tỏa nhiệt làm những người tiếp xúc bị bỏng.

Có nhiều loại bóng bay được nhuộm bằng màu công nghiệp rất nguy hiểm cho trẻ

Sức khoẻ bị ảnh hưởng vì bóng bay độc hại

Không chỉ bị những tai nạn trước mắt, nhiều loại bóng bay còn ảnh hưởng tới sức khoẻ lâu dài của trẻ nhỏ.

Bởi lẽ,nguyên liệu cần nhất để làm nên những quả bóng bay là mủ cao su còn lỏng. Ngoài ra, nhà sản xuất còn sử dụng các chất khác như: Bột hoạt thạch, phẩm màu, benzene, chlorure de soufre. Khuôn làm bóng bay bằng gỗ hay kim loại như nhôm đồng, có hình tròn, dài, bầu dục, xoắn dài, trái tim… để tạo hình cho bóng. Muốn bóng không dính vào nhau, người ta dùng bột nhẹ rắc lên. Phẩm màu cũng được sử dụng nhằm tăng màu sắc cho bóng bay. Các chất màu này đều sử dụng bột màu công nghiệp và chứa các chất kim loại độc hại như màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom… Bóng bay không cần phải bền màu, cho nên chỉ cần nhuộm bên ngoài là chính. Để bóng bay có những lớp màu như: Xanh, đỏ, tím, vàng… người sản xuất nhúng bóng vào dung dịch màu. Dung dịch màu đó không phải là màu thực phẩm. Màu dùng ở đây là màu dành cho ngành công nghiệp như: Ngành in, ngành nhuộm. Chất màu này phần lớn là các hợp chất mạch vòng nên rất độc. Bóng bay “khoác” trên mình nhiều chất độc hại như vậy nhưng trẻ nhỏ lại thường dùng chúng để ngậm, thổi, mút hay cầm bằng tay, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ. Nguy hiểm nhất là những chất này còn có thể gây ung thư.

Tai nạn khác

Trong quá trình trẻ chơi bóng bay, với những trẻ dưới 2 tuổi, khi bóng bay vỡ, phát ra tiếng nổ mạnh có thể khiến trẻ điếc tai, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần trẻ. Bên cạnh đó, trường hợp bóng bay nổ vào mắt sẽ gây tổn thương tới mắt của trẻ. Các bậc cha mẹ cần thực sự lưu ý để không xảy ra những sự việc đáng tiếc. 

Đông Nhân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ