Phẩm màu thực phẩm: Vừa ăn, vừa lo!

Hạt dưa nhuộm phẩm màu công nghiệp liên tục bị phát hiện

Tôm khô thơm ngon từ phẩm màu và hóa chất

Hà Nội: Chưa phát hiện gà thịt có phẩm màu kiềm và sắt "vượt ngưỡng"

Kinh hãi trứng vịt có màu hồng giống phẩm màu

Chưa phát hiện phẩm màu gây hại trong vịt quay tại Hà Nội

Những tác hại tiềm ẩn từ phẩm màu thực phẩm 

Những thức ăn có chứa phẩm màu trong danh mục được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế, dưới mức giới hạn dư lượng cho phép thì không gây ảnh hưởng cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phẩm màu, hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp) sẽ rất hại, có thể gây ngộ độc cấp tính, tích luỹ lâu dài có thể dẫn đến ung thư, như tương ớt có phẩm màu đỏ Sudan và hạt dưa nhuộm phẩm màu đỏ Rhodamine B.

Việc sử dụng phẩm màu không có trong danh mục cho phép và sử dụng không đúng liều lượng có thể gây hậu quả tức thời như các trường hợp ngộ độc cấp tính, đây chỉ là số ít. Phẩm màu nhân tạo ít gây ngộ độc cấp tính mà gây độc do tích luỹ từ các liều lượng rất nhỏ. Nguyên nhân ngộ độc phẩm màu chiếm 15% các vụ ngộ độc. Tuy nhiên tỷ lệ này mới chỉ phản ánh được con số bị ngộ độc cấp tính, còn số người bị nhiễm độc phẩm màu mạn tính thì khó có thể thống kê. Các thử nghiệm đã chứng minh một số phẩm màu tổng hợp là chất gây ung thư và đột biến gene.

Một số phẩm màu tổng hợp là chất gây ung thư và biến đổi gene

Phẩm màu tổng hợp hoá học được tạo ra bằng các phản ứng tổng hợp hoá học thường có độ bền màu cao. Tuy nhiên chúng có thể gây ngộ độc nếu các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm dùng loại không nguyên chất, không được phép dùng trong thực phẩm. Nhóm thực phẩm chế biến sẵn: Bánh, mứt, kẹo, nước giải khát, sản phẩm chế biến từ thịt, thuỷ sản, đồ hộp, chính là các sản phẩm "ưa dùng" phẩm màu nhất. Chính người tiêu dùng cũng chưa có ý thức cảnh giác đối với các loại phẩm màu

Một nghiên cứu trước đây của Cục Quản lý tiêu chuẩn thực phẩm Anh cho thấy: "Việc dùng thường xuyên thực phẩm có màu công nghiệp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ của trẻ, khiến chỉ số IQ giảm ít nhất 5,5 điểm. Hiện màu công nghiệp vẫn được dùng khá phổ biến trong một số thực phẩm cho trẻ em như thạch, nước trái cây, đồ ăn nhanh, kẹo bánh...".

Nhận biết phẩm màu hóa học thế nào?

Người dân cần đặc biệt chú ý khi mua các loạt hạt hoặc thực phẩm khó nhuộm màu. Đặc biệt, khi mua cần lựa chọn những sản phẩm có nhãn mác, hạn sử dụng và có ghi chú về chất phụ gia. Muốn phân biệt được sản phẩm nào sử dụng phụ gia thực phẩm, trước hết người tiêu dùng phải có kiến thức thực tế. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng đã từng biết, từng nhìn thấy, từng được ăn các món ăn có màu tự nhiên như: Xôi gấc, bún chân giò dọc mùng, chè đậu đen, xôi đậu đen, bánh chưng gói lá dong, quả dành dành kho cá, sườn nướng mật ong, thịt kho trứng bỏ kẹo đắng (thắng từ đường)… Từ kiến thức đó khi gặp món ăn ở nhà hàng dùng màu hóa học bạn sẽ phân biệt được ngay bằng mắt và bằng mũi ngửi.

Cách đơn giản để người tiêu dùng nhận ra sản phẩm sử dụng phẩm màu độc hại là những món ăn được tẩm ướp với phẩm màu độ hại thường sẽ có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ nhưng lại kém tự nhiên hơn đồ ăn dùng màu tự nhiên. Do vậy, khi đi ăn hay mua thực phẩm chế biến sẵn các bạn không nên chọn mua những thực phẩm bắt mắt mà phải nên chú ý để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà. Tốt nhất là các bạn hạn chế ăn ngoài và nên mua thực phẩm tươi sống về nhà và tự tay tẩm ướp bằng những gia vị tự nhiên tránh gây tổn hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Khi chế biến thức ăn tại gia đình, tốt nhất là nên sử dụng các phẩm màu tự nhiên. Nếu sử dụng phẩm màu tổng hợp thì cần biết rõ đó là phẩm màu gì, có được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm hay không. Không mua và không sử dụng các loại phẩm màu đóng gói lẻ không có nhãn mác, nguồn gốc không rõ ràng để chế biến thực phẩm.
Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp