Mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ thay đổi nhiều
Tại sao bà bầu hay bị khô mắt?
Bà bầu bị cảm lạnh hay cảm cúm: Làm sao phân biệt?
Làm sao để phòng ngừa rạn da ở phụ nữ mang thai?
Cảnh báo: Phụ nữ mang thai hút thuốc gây tổn thương thận ở con
Vẫn giữ dáng “bụng bầu” sau sinh
Về mặt lý thuyết, cơ thể cần từ 6 – 8 tuần sau sinh để tử cung có thể trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người mẹ vẫn có dáng bụng bầu hàng tháng, thậm chí hàng năm sau khi sinh.
Có 2 điều có thể ảnh hưởng tới vòng eo của bạn: Thứ nhất là chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục khi mang thai. Thứ hai, chăm sóc sau sinh giúp làm săn chắc cơ bụng, loại bỏ mỡ thừa cũng sẽ giúp lấy lại vóc dáng cơ thể.
Một số phụ nữ không thể loại bỏ dáng bụng bầu sau sinh
Ngoài ra, kích thước vòng eo sau sinh còn liên quan tới việc bạn đã sinh thường hay sinh mổ.
Thay đổi kích thước vòng ngực
Trong khi mang thai và cho con bú, kích thước vòng ngực có thể tăng lên. Tuy nhiên, sau khi cai sữa, ngực của bạn có thể bị rũ xuống, chảy xệ và xuất hiện các nếp nhăn. Nguyên nhân là do hormone thay đổi trong quá trình mang thai và cho con bú.
Phù chân
Mang thai có thể gây nên tình trạng phù nề, đau nhức bàn chân. Nguyên nhân là do cơ thể giữ nước, cũng như người mẹ ít vận động.
Sau khi sinh, đa số lượng chất lỏng dư thừa sẽ được đào thải, nhưng chân bạn có thể không quay lại kích thước ban đầu. Tệ hơn nữa, tình trạng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai cũng có thể trở thành bệnh mạn tính ở một số người.
Rụng tóc
Trong khi mang thai, nồng độ hormone estrogen luôn ở mức cao, giúp bảo vệ tóc và các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, một khi lượng hormone suy giảm sau sinh, tình trạng rụng tóc là không tránh khỏi. Những người phụ nữ không có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ càng bị rụng tóc nghiêm trọng hơn.
Rụng tóc sau sinh là do thay đổi hormone trong cơ thể
Khó chịu tại âm đạo
Âm đạo có thể bị căng ra khi sinh thường. Điều này gây ra các cơn đau đớn, khó chịu cho người mẹ. Trong một số trường hợp, âm đạo có thể bị khô (đặc biệt là khi bạn đang cho con bú), dễ bị nhiễm trùng gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Thay đổi trên gương mặt
Trong một số trường hợp, người phụ nữ có thể nhận thấy các vết nám xuất hiện trong thai kỳ. Các vết nám này có thể mờ đi trong một vài tuần, nhưng một số vẫn sẽ ngoan cố ở lại. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì bạn có thể làm mờ chúng bằng các loại kem bôi hoặc thực hiện các biện pháp điều trị.
Các vết rạn da, sẹo sẽ không biến mất
Sau khi sinh, phần da bụng của bạn sẽ có các vết rạn da. Theo thời gian, các vết rạn da có thể mờ dần đi, nhưng làn da của bạn sẽ không thể được mịn màng như trước đây. Người mẹ sẽ cần các biện pháp ngăn ngừa rạn da từ khi mang thai.
Với những phụ nữ sinh mổ, vết sẹo trong khi sinh dù nhỏ và khó nhận thấy nhưng sẽ không bao giờ biến mất.
Hoạt động của bàng quang có thể bị ảnh hưởng
Trong khi sinh, các cơ sàn chậu, bụng dưới và tử cung phải hoạt động mạnh để đẩy em bé ra ngoài. Điều này khiến cho các cơ bắp mất đi tính đàn hồi, ảnh hưởng tới khả năng giữ cho niệu đạo hoạt động hiệu quả.
Kết quả là một vài phụ nữ có thể trải qua tình trạng tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu… sau khi sinh.
Đổ mồ hôi về đêm
Bạn có thể gặp tình trạng đổ mồ hôi đêm trong một thời gian dài sau sinh. Đây là cách cơ thể đào thải lượng nước dư thừa tích trữ trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị thiếu năng lượng, thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi. May mắn là các triệu chứng này sẽ không kéo dài quá lâu.
Bình luận của bạn