Tích mỡ trên cơ thể có thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường…
Ngủ nướng... tích mỡ
Bí kíp giúp bạn giảm mỡ bụng sau Tết
Tìm ra thủ phạm không ngờ gây tăng cân, béo bụng không kiểm soát
Làm thế nào để loại bỏ mỡ bụng sau sinh?
Tích mỡ bụng
Tích mỡ bụng có thể làm tăng nguy cơ tích mỡ tại các cơ quan nội tạng và tích mỡ dưới da. Tích mỡ tại các cơ quan nội tạng có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, làm tăng cao nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol trong máu.
Bạn có thể phân biệt cơ thể đang tích mỡ dưới da hay tích mỡ tại các cơ quan nội tạng bằng cách nằm xuống. Nếu nằm ngửa và thấy phần bụng vẫn phẳng, bạn có thể yên tâm phần nào vì bạn chỉ bị tích mỡ dưới da bụng. Nếu bụng bạn có dấu hiệu phồng lên, có khả năng cơ thể bạn đã tích mỡ tại các cơ quan nội tạng.
Tích mỡ tại hông/eo
Tích mỡ vùng hông/eo có thể gây viêm xương khớp, ngưng thở khi ngủ
Tích mỡ tại hông/eo thường gây ra ít rủi ro vì chúng chỉ là mỡ dưới da. Tuy nhiên, nếu tích mỡ khiến bạn tăng thêm vài cân, hãy cẩn thận các bệnh viêm xương khớp và chứng ngưng thở khi ngủ.
Tích mỡ tại cánh tay
Tích mỡ tại nửa trên cơ thể thường nguy hiểm hơn so với việc tích mỡ tại nửa dưới. Cụ thể, tích mỡ tại cánh tay là tình trạng các chất béo dư thừa tích tụ trong các cơ bắp. Điều này có thể làm tăng cao nguy cơ kháng insulin của cơ thể.
Tích mỡ vùng lưng
Tích mỡ tại vùng lưng thường có liên quan tới tình trạng tích mỡ vùng bụng. Điều này có nghĩa tích mỡ vùng lưng có thể khiến bạn chịu các rủi ro tương tự như tích mỡ tại vùng bụng, hông/eo…
Tích mỡ toàn thân
Tích thêm một lớp mỡ khắp nơi trên cơ thể có thể làm tăng căng thẳng cho tim, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì, đau khớp, ngưng thở khi ngủ và làm giảm khả năng miễn dịch.
Bình luận của bạn