Có trăm nghìn, xem làm bữa cỗ gì ngon ngon nhé!

Cơ chế giá kế hoạch đang khiến việc mua thuốc tại các bệnh viện gặp khó khăn

Cuối tuần, nấu bún chua thanh mát với cá thác lác

WHO: Châu Âu lại trở thành "tâm điểm" của làn sóng COVID-19 mới

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 7/7/2022

Lời xin lỗi của Bí thư và điều ước nguyện của Thứ trưởng

Câu chuyện “dở khóc, dở cười” trên hóa ra lại đang vận với chuyện đấu thầu thuốc.

Chia sẻ trên 1 chương trình chính luận của Đài Truyền hình Việt Nam mới đây, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Khánh Phong Lan đã chỉ ra bất cập của hoạt động đấu thầu là giá trúng thầu của năm trước sẽ được dùng làm giá kế hoạch của năm nay! Muốn đấu thầu thành công thì phải kiếm được thuốc rẻ hơn giá kế hoạch!

Ơ hay, trong khi cả thế giới đang quay cuồng với lạm phát, với đứt gãy chuỗi cung ứng khiến giá các mặt hàng, trong đó đặc biệt là giá thuốc tăng cao mà chúng ta vẫn áp cơ chế “giá năm sau phải thấp hơn hoặc bằng giá năm trước”!?

Ai chả biết là đại dịch vừa qua khiến nhiều hãng dược bị ngưng trệ, gián đoạn hay thay đổi kế hoạch sản xuất (chuyển hướng sản xuất mặt hàng khác) rồi hoạt động giao vận khó khăn nên kiếm được thuốc giờ đã khó, kiếm được thuốc giá rẻ hơn… là điều khó! Hơn nữa, lượng bệnh nhân tăng sau dịch khiến nhu cầu thuốc cũng đột biến, không chỉ ở Việt Nam, nên tình trạng khan thuốc càng làm chúng ta khó trong đấu thầu!

Nhưng khó thì cũng phải theo đúng quy định. Thông tư 15/2019/TT-BYT về đấu thấu thuốc tại các cơ sở Y tế công lập có hiệu lực từ 1/10/2019 kiểm soát về giá rất chặt. Cụ thể: "Giá trúng thầu của từng thuốc không được cao hơn giá của thuốc đó trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt và không vượt giá bán buôn kê khai, kê khai lại còn hiệu lực của thuốc đó".

Cơ chế nó thế rồi. Mà cái cơ chế ấy nghe nói kéo dài nhiều năm, trước cả Thông tư trên (Thông tư 11/2016/TT-BYT cũng có nội dung tương tự thế)!

 

 

Thế nên, tôi thán phục những người làm tài chính ở các bệnh viện! Bài toán khó thế mà họ vẫn giải được trong nhiều năm qua! Kệ vật giá leo thang, thuốc vẫn có “kênh”…  giảm giá để thấp hơn giá kế hoạch.

Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến nội dung khảo sát được Báo Tiếng nói Việt Nam (VOV) thực hiện cách đây 3 năm. Tại bài viết 'Nghịch lý giá thuốc trúng thầu cao hơn giá thị trường', tác giả bài báo đã chỉ ra rất nhiều loại thuốc phổ biến có giá trúng thầu tại các bệnh viện công lập cao hơn, thậm chí là cao hơn nhiều so với giá thị trường cùng thời điểm.

Người viết không thể không đặt nghi vấn: Phải chăng đó chính là tấm đệm để “bảo hộ” cho giá trúng thầu năm nay thấp hơn giá kế hoạch và giá kế hoạch thì không cao hơn giá trúng thầu năm trước?

Nhưng đại dịch Covid19 và “vụ Việt Á cùng các vi phạm khác” đã làm thay đối tất cả kịch bản. Thuốc và vật tư y tế đang thiếu đến mức hàng loạt các cuộc họp đã phải tổ chức “quyết liệt, khẩn trương” nhưng giải quyết được bao nhiêu.

Phát biểu trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vào sáng 1/6, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chỉ ra rằng: “Việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thuốc men là nỗi lo lớn nhất của đại đa số các bệnh viện cả công và tư”. Theo ông, gần đây có vị Bộ trưởng than phiền, muốn mua viên Zinat, một loại kháng sinh rất thông dụng mà không thể mua được ở các cửa hàng.

Báo cáo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế, Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng ngoài nguyên nhân liên quan đến cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập thì việc thiếu thuốc, vật tư y tế là do “ảnh hưởng tâm lý do tác động của các vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong mua sắm, đấu thầu thời gian qua...”

Nhưng tâm lý sợ sai xét cho cùng vẫn xuất phát từ cơ chế thiếu hoàn thiện khiến hoạt động đấu thầu thuốc chẳng biết làm thế nào cho đúng. Thế nên, mấu chốt của vấn đề vẫn là cơ chế, chính sách. 

Và trên hết,trước hết, việc chăm sóc sức khỏe người dân phải là ưu tiên hàng đầu. Theo ĐBQH Trịnh Xuân An: "Chính sách có thể ban hành chưa đồng bộ, bộ máy có thể gặp trục trặc nhưng công cuộc chữa bệnh cứu người không được ngừng nghỉ. Vì vậy, trong bất kể hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không được để ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Chúng ta phải xử lý và khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ngay và luôn".

Nhưng để “ngay và luôn” được thì vẫn cần Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát tổng thể các cơ chế, chính sách, quy định liên quan mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; chủ động, tích cực xử lý những vướng mắc, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo, trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Xin nhắc lại câu chuyện 'Nghịch lý giá thuốc trúng thầu cao hơn giá thị trường' để thấy cái cơ chế đấu thầu thực tế đã không phù hợp từ lâu rồi! Nói cách khác là cần sửa theo hướng phải có cơ chế để kiểm soát được giá thuốc (trong đó có giá đấu thầu) chứ không phải để mua được thuốc rẻ nhất!

Phương Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý