Cộng đồng tẩy chay hãng "nước ngọt có ruồi giá 500 triệu"

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát không những không dập tắt được thông tin mà còn làm nó lan rộng hơn

Dậy thì sớm vì uống nhiều nước ngọt

Nước ngọt có gas không phải chịu thuế TTĐB

Nguy cơ tử vong từ nước tăng lực

Đắng ngắt sự thật về "nước tăng lực"

Vụ việc chai nước ngọt có ruồi đã ngày càng trở thành đề tài hot của cộng đồng mạng. Trên Facebook đã xuất hiện một số fanpage kêu gọi "tẩy chay" Tân Hiệp Phát như: Kỳ án con ruồi 500 triệu đồng; Bảo vệ vgười tiêu dùng - Tẩy chay Tân Hiệp Phát; Nước ngọt có ruồi; Ruồi Tân Hiệp Phát; Tẩy chay Tân Hiệp Phát...

Trong đó, nổi bật nhất là fanpage "Tẩy chay Tân Hiệp Phát". Được lập từ ngày 31/1, tính đến 9 giờ ngày 7/2, fanpage này đã thu hút 8.895 người thích và được dự báo sẽ còn tăng trong tương lai. Tại đây, mọi người chia sẻ, bình luận những thông tin, câu chuyện xung quanh vụ việc "nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng" của công ty này.

Fanpage "Tẩy chay Tân Hiệp Phát" (Ảnh chụp màn hình)

Sự việc Tân Hiệp Phát "gài bẫy" một khách hàng vì con ruồi trị giá 500 triệu đồng không phải là lạ vì đây là "chiêu thức" quen thuộc của doanh nghiệp này. Theo như một số tờ báo, từng có nhiều khách hàng được hãng này ký cam kết đồng ý trả tiền để đổi lấy sự im lặng về sản phẩm nhưng không những không được đền bù mà còn bị dính vào vòng lao lý.

Phản hồi của một facebooker về sự cố của Tân Hiệp Phát (Ảnh chụp màn hình)

Facebooker Hoàng Tùng chia sẻ: "Người Việt Nam vẫn có thói quen nhìn mọi thứ trước mũi nên lên án anh chàng đòi 500 triệu đồng của Tân Hiệp Phát là tham lam, ngu ngốc mà đáng lẽ thật ra chính chúng ta mới phải là người cảm ơn những người "tham lam" đó. Vậy nếu không tham lam, bạn sẽ làm gì khi phản hồi chai trà chứa con gián trong đó? Đổi lấy 1 chai mới hay tử tế hơn, bo thêm một thùng trà đựng chung với không biết bao nhiêu con gián trong đó… Và vẫn sẽ tiếp tục không chỉ bạn và con cháu bạn sẽ tiếp tục uống thứ đó cho tới khi nuốt 1 con ruồi vào miệng vẫn ngậm câm".

Nhìn từ góc độ truyền thông, có thể thấy cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát không những không dập tắt được thông tin mà còn làm nó lan rộng hơn.

Ngoài ra, cách xử lý biến mình thành người bị hại của Tân Hiệp Phát cũng khiến dư luận không khỏi bức xúc. Dường như thông điệp mà Tân Hiệp Phát muốn gửi đến khách hàng là, nếu sản phẩm của công ty này có vấn đề gì thì tốt nhất là giữ im lặng, coi như không may mắn, chứ đừng phản ánh lại với công ty và hy vọng vào sự thỏa hiệp, đền bù.

Trao đổi với PetroTimes, luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, nếu con ruồi trong chai nước uống Number One của Công ty Tân Hiệp Phát là có thật thì đây là vấn đề dân sự. Anh ta có quyền thỏa thuận tiền với công ty sản xuất sản phẩm. Điều này hoàn toàn không có dấu hiệu hình sự. Nếu phía công ty làm ăn chính đáng, đàng hoàng thì họ phải thương lượng với anh này. Nếu không thương lượng được thì các bên ra tòa án giải quyết. Còn nếu anh này tạo ra con ruồi rồi tống tiền doanh nghiệp thì mới có dấu hiệu hình sự của tội "Cưỡng đoạt tài sản".

“Quả thật nếu trong chai nước có con ruồi thì doanh nghiệp Tân Hiệp Phát đã quá tàn nhẫn và người tiêu dùng, nên tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp này. Xét tổng thể, nếu Tân Hiệp Phát suy nghĩ thấu đáo thì họ không cư xử như thế này. Người tham mưu giải quyết vụ này quá hồ đồ dẫn đến mất uy tín nghiêm trọng của một doanh nghiệp lớn”, luật sư Tú nhận định.

Luật sư Vũ Văn Dũng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng: "Người tiêu dùng này có quyền cung cấp thông tin cho báo chí, có quyền liên hệ với nhà sản xuất để khiếu nại sản phẩm, được quyền nhận tiền bồi thường trên cơ sở các thiệt hại thực tế. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tố cáo hành vi trái pháp luật. Việc sử dụng quyền không phù hợp dẫn đến hậu quả pháp lý không mong muốn, tôi cho rằng cả 2 bên đều ứng xử chưa phù hợp, đều có phần lỗi góp phần gây ra hậu quả".

Sự việc này khiến người tiêu dùng rất hoang mang không biết xử lý như thế nào trong trường hợp phát hiện sản phẩm bị lỗi, hỏng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây hại cho sức khỏe của bản thân và người tiêu dùng khác.

Ngày 3/12/2014, khi bán hàng cho khách, chủ quán cơm Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang) phát hiện có con ruồi trong chai nước Number One chưa mở nắp của Công ty Tân Hiệp Phát. Minh giữ lại chai nước rồi gọi điện cho doanh nghiệp yêu cầu cử đại diện gặp Minh thương lượng.

Sau ba lần thương lượng có lập biên bản, hai bên đã đồng ý mức giá trao đổi là 500 triệu đồng.

Tới ngày 27/1/2015, Minh hẹn gặp đại điện Công ty Tân Hiệp Phát tại một quán cà phê ở huyện Cái Bè (Tiền Giang), trong lúc Minh nhận 500 triệu đồng thì bị trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang bắt quả tang hành vi “cưỡng đoạt tài sản".

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn