"DN nào cũng cần đến quyền lực mềm của truyền thông"

Doanh nhân Nguyễn Quang Thái: “Cộng đồng khỏe thì doanh nghiệp khỏe!”

11 doanh nghiệp thiết bị y tế hàng đầu của Pháp đến Việt Nam

Bộ Tài chính thanh tra 5 doanh nghiệp sữa

Bộ Tài chính: Sẽ không để doanh nghiệp kinh doanh sữa "lách luật"

Tiếp nối thành công tại TP.Hồ Chí Minh, chuỗi sự kiện Women Leaders Forum đã chính thức ra mắt tại Hà Nội. Chương trình mở màn với các chủ đề hấp dẫn đã được các diễn giả và khách mời nhiệt tình trao đổi một cách thẳng thắn.

Sau phần phát biểu khai mạc của GS. Hà Tôn Vinh - Chủ tịch Business Style, chương trình bắt đầu với chủ đề tọa đàm đầu tiên mang tên: Quyền lực mềm trong truyền thông. Các khách mời được giao lưu với 3 diễn giả: Nhà báo Phạm Kiên – Trưởng phòng nội dung VTV24 (Đài THVN), doanh nhân Daria Mishukova - Giám đốc Thương hiệu và Marketing Tập đoàn Long Beach và GS Hà Tôn Vinh – Chủ tịch Business Style. Người dẫn chương trình chủ đề "Quyền lực mềm trong truyền thông" chính là người thực hiện, nhà sáng lập Women Leaders Club, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông và Đầu tư Nam Hương – nhà báo Thu Hương.

Chào anh, Quyền lực mềm là chủ đề chính cho chương trình của chúng ta hôm nay, cũng là một khái niệm mới rất được quan tâm trong xã hội hiện nay. Vậy theo quan niệm của anh, quyền lực mềm là như thế nào?

Quyền lực mềm là một khái niệm vừa trừu tượng, vừa phức tạp, là thứ gần gũi trong giao tiếp hằng ngày, nhưng càng cố nắm bắt thì nó càng trôi xa. Là một nhà báo, tôi thường xuyên va chạm với cả hai loại quyền lực cứng và mềm. Theo tôi, quyền lực cứng có được từ những văn bản pháp lý. Còn quyền lực mềm phát sinh từ những sự chi phối lẫn nhau của con người bằng vật chất và tinh thần. Nói cách khác, quyền lực mềm chính là sự chi phối về vật chất và tinh thần.

 


Với tư cách của một người làm truyền thông chuyên nghiệp, theo anh nên sử dụng quyền lực mềm trong lĩnh vực này ra sao?

Doanh nghiệp nào cũng cần phải biết sử dụng quyền lực mềm của truyền thông để phát triển mạnh, VTV cũng vậy. Là phương tiện thông tin đại chúng mạnh nhất Việt Nam hiện nay, nhân tố làm nên sức mạnh ấy của VTV chính là số lượng khán giả, tương đương với số lượng khách hàng của doanh nghiệp. Như vậy, phải hiểu được quyền lực mềm của truyền thông nằm ở đâu, đó chính là ở số lượng công chúng.

Còn với chị Daria, chị có ý kiến gì về việc sử dụng quyền lực mềm trong truyền thông hiện nay?

Truyền thông ngày nay đóng vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Như anh Kiên cũng vừa chia sẻ về cách sử dụng quyền lực mềm trong truyền thông, cá nhân tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp hiện nay, như các Đài truyền hình chẳng hạn, đang sử dụng các chiến lược truyền thông tương đối tốt. Đó cũng chính là quyền lực mềm, như việc phát các chương trình chủ chốt vào giờ vàng, chèn quảng cáo vào các khung giờ đó, tính toán rating,… Tất cả đều nhằm thu hút được nhiều khán giả xem đài.

Thưa GS. Hà Tôn Vinh, theo ông thì các doanh nghiệp nên né tránh hay đối mặt với truyền thông?

Truyền thông có 2 khía cạnh là: Công nghệ và hiệu nghiệm. Truyền thông dùng các phương tiện công nghệ để truyền đạt, nhưng tính hiệu nghiệm mới là cái đọng lại cuối cùng, tạo nên sức mạnh truyền thông, đó chính là chất lượng, giá trị đích thực của sản phẩm. Báo lá cải cũng là truyền thông nhưng không tạo ra giá trị, hiệu nghiệm. Doanh nghiệp nếu biết dùng truyền thông hiệu quả sẽ tăng được nguồn sức mạnh to lớn cho mình.

 


 

Thưa nhà báo Phạm Kiên, trong quá trình tác nghiệp anh có sử dụng quyền lực mềm và có bao giờ gặp những né tránh của doanh nghiệp hay không?

Tôi chưa bao giờ chủ động sử dụng quyền lực mềm khi đi tác nghiệp nhưng có cảm nhận được các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có khi chấp nhận làm việc với tôi dù bản thân họ không hề mong muốn.

Nếu nói tôi là phóng viên Đài THVN, nhận được thông tin từ khán giả bức xúc về vấn đề này kia nên đến gặp thì họ sẽ lập tức thể hiện phản ứng. Lúc ấy tôi có thể đưa tin rằng họ né tránh cơ quan báo chí, đặt ra nghi vấn về việc làm của họ… Thế là họ lập tức thay đổi thái độ, chủ động liên lạc trả lời. Chứng tỏ báo chí và các phương tiện truyền thông có sức mạnh đưa tin lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng đến thế nào.

Thông tin truyền thông ngày nay đa chiều, phức tạp, đôi khi là thiếu chính xác, vậy xin các vị khách mời hãy đưa ra một vài lời khuyên đối với các doanh nhân và doanh nghiệp cách xử lý thông tin để tránh gây hoang mang?

Nhà báo Phạm Kiên: Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, mỗi người đều có thể trở thành một người đưa tin, trong đó có thể có những thông tin bất lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy khả năng xảy ra khủng hoảng thông tin đối với doanh nghiệp là rất lớn. Nguyên nhân của những thông tin bất lợi này là: Thông tin sai hoặc thông tin không đầy đủ. Nguyên tắc xử lý rất đơn giản là: Thông tin lại cho đúng và đầy đủ. Mỗi phương tiện truyền thông có đối tượng khách hàng – công chúng riêng. Nếu các doanh nghiệp có sự tôn trọng đối với khách hàng, của các phương tiện truyền thông thì sẽ có được sự ủng hộ to lớn. Ngược lại, nếu các đơn vị truyền thông không tôn trọng doanh nghiệp, công chúng của mình thì cũng sẽ bị đào thải. Làm ăn chân chính hợp pháp chính là tôn trọng khách hàng, đây là uy tín - điều mà có dùng vật chất cũng không thể mua được.

 


GS.Hà Tôn Vinh: Để tránh khủng hoảng truyền thông, một là doanh nghiệp cần sử dụng truyền thông để đưa hình ảnh, thương hiệu của mình ra ngoài, và cũng nên chuẩn bị sẵn các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Doanh nhân Daria: Doanh nghiệp phải có những sản phẩm thực sự giá trị với người mua để đảm bảo sự trung thực về thông tin của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hai bên doanh nghiệp và truyền thông đều phải tôn trọng lẫn nhau, đánh giá đúng về đối phương trên tinh thần hợp tác tốt.

 Chương trình Women Leaders Forum – Quyền lực mềm được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam (VCCI), Tạp chí Phong cách doanh nhân, Lady Luxury, mạng cộng đồng doanh nhân Bstyle, mạng lưới Women Leaders International Networking và Công ty Cổ phần truyền thông & đầu tư Nam Hương.

vanhuong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện