Lạm dụng đồ uống có đường (nước ngọt) có thể khiến bé gái dậy thì sớm
Con gái dậy thì tránh đồ ăn béo để ngừa ung thư vú
Có can thiệp được việc dậy thì sớm ở trẻ?
Những bệnh dễ mắc ở em gái dậy thì
Đường trong nước ngọt - "sát thủ" của tim
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát thói quen ăn uống của 5.583 trẻ em gái chưa hành kinh tuổi từ 9 – 14. Sau khi loại bỏ các yếu tố tác động đến tuổi hành kinh lần đầu (chỉ số khối cơ thể, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống…), họ phát hiện ra rằng các trẻ gái uống 1,5 phần nước ngọt mỗi ngày có kinh nguyệt lần đầu tiên sớm hơn khoảng 2,7 tháng so với nhóm uống ít hơn 2 phần nước ngọt mỗi tuần.
Những trẻ gái uống nhiều nước ngọt nhất dậy thì vào cuối năm 12 tuổi, trong khi những trẻ uống ít nước ngọt nhất có tuổi dậy thì trung bình là 13. Theo các nhà khoa học, sự khác biệt này là do đồ uống có đường gây ra.
Lý giải về điều này, GS. Karin B. Michels – tác giả chính của nghiên cứu cho rằng việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng đường máu dẫn đến tăng sản xuất insulin và kết quả là tăng nồng độ nội tiết tố nữ (hormone estrogen và progesterone).
“Các thức uống có đường không phải lúc nào cũng có lợi, vì vậy, chúng ta cần chú ý để tránh tiêu thụ chúng quá mức", GS. Karin B. Michels nhấn mạnh.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Human Reproduction.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng có kinh nguyệt sớm hơn một năm sẽ làm tăng thêm 5% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Bình luận của bạn