- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Các thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột không phải yếu tố duy nhất khiến đường huyết tăng cao
Tại sao người bệnh đái tháo đường nên ăn nấm?
Người bệnh đái tháo đường bị ngứa da nên uống thuốc gì?
Đái tháo đường: Đường huyết cao 220mg/dL và mờ mắt phải làm sao?
Làm xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không?
Có lẽ bạn đã biết các thực phẩm nhiều đường tinh chế, các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… có thể làm tăng đường huyết và không tốt cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ các thực phẩm kém lành mạnh mà vẫn có một số yếu tố không ngờ khác có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Cháy nắng
Bị cháy nắng có thể gây ra tình trạng stress trong cơ thể, từ đó dẫn tới tăng đường huyết. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên hạn chế ở ngoài trời nắng quá lâu, cũng như nên chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ như dùng kem chống nắng, mặc áo chống nắng khi đi ra ngoài…
Lưu ý: Ở ngoài trời nắng quá lâu cũng có thể dẫn tới tình trạng mất nước - một yếu tố không ngờ khác có thể gây tăng đường huyết.
Mất nước
Tình trạng mất nước, thiếu nước có thể xảy ra khi bạn bị đổ mồ hôi nhiều, đi tiểu thường xuyên… Do lượng nước trong cơ thể giảm xuống, nồng độ đường sẽ tăng lên. Đặc biệt, với người bệnh đái tháo đường, tình trạng đường huyết tăng cao lại càng dẫn tới việc đi tiểu thường xuyên hơn và khiến tình trạng mất nước thêm nghiêm trọng.
Chất tạo ngọt nhân tạo
Nhiều người bệnh đái tháo đường nghĩ có thể dùng các chất tạo ngọt nhân tạo để thay thế cho đường tinh luyện. Tuy nhiên, đã có một vài nghiên cứu cho thấy các chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể gây ra tình trạng đường huyết tăng cao đột biến.
Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được xác nhận, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng việc dùng các chất tạo ngọt nhân tạo có thể khiến một số người bệnh đái tháo đường có xu hướng chọn các thực phẩm kém lành mạnh hơn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc như steroids, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc xịt mũi, siro ho… có thể khiến đường huyết tăng lên nhanh chóng. Do đó, bạn cần chủ động thông báo với bác sỹ về tình trạng bệnh đái tháo đường của mình, từ đó giúp các bác sỹ có thể kê đơn thuốc cho bạn một cách phù hợp.
Mất ngủ, thiếu ngủ
Chất lượng giấc ngủ kém có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng nhiều tới khả năng sử dụng insulin của cơ thể. Do đó, chỉ một đêm mất ngủ đã đủ để khiến lượng đường huyết tăng cao khó kiểm soát ở người bệnh đái tháo đường.
Bỏ bữa
Nếu bỏ bữa sáng, lượng đường huyết của bạn có thể tăng đột biến sau bữa trưa và bữa tối. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên tuyệt đối tránh việc bỏ bữa. Tốt hơn hết, bạn nên ăn đủ bữa, có thể chia nhỏ các bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng cao quá mức sau ăn.
Tối muộn
Nhiều người bệnh đái tháo đường nhận thấy việc kiểm soát đường huyết sẽ trở nên khó khăn hơn trong khoảng thời gian cuối ngày.
Caffeine
Với một số người bệnh đái tháo đường, chỉ uống 1 cốc cà phê đã có thể gây tăng đường huyết, trong khi với những người khác lại không có vấn đề gì. Nhiều chuyên gia cho rằng độ nhạy cảm với caffeine của từng người có thể là nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này.
Vi Bùi (Theo Medibuddy)
TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết
Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.
TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn