- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Đường huyết cao 400 mg/dL là ngưỡng nguy hiểm, có thể dẫn tới biến chứng cấp tính
Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì và có nguy hiểm không?
Mới bị đái tháo đường có cần uống thuốc không?
Biến chứng võng mạc đái tháo đường có khỏi được không?
Làm sao kiểm soát đái tháo đường không phụ thuộc insulin?
Các chuyên gia từ Livestrong (Mỹ) trả lời:
Chào bạn!
Đường huyết 400 mg/dL là mức rất cao, không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng lâu dài mà còn có thể dẫn tới các biến chứng ngắn hạn như nhiễm toan ceton đái tháo đường. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Do đó, nếu đường huyết của bạn ở mức trên 400 mg/dL (hoặc liên tục cao hơn 240 mg/dL), bạn nên đi khám ngay lập tức để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Những nguyên nhân có thể khiến đường huyết tăng cao
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, nhìn chung, với người bệnh đái tháo đường, bạn có thể gặp phải các đợt đường huyết tăng cao do cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả để điều chỉnh lượng glucose trong máu.
Một số nguyên nhân khác có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến ở người bệnh đái tháo đường:
- Trong trường hợp mới được chẩn đoán đái tháo đường, rất có thể bạn đang chưa được kê đơn đúng liều hoặc đúng loại thuốc điều trị phù hợp. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám lại để được bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
- Bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, gây mất cân bằng với liều thuốc insulin bạn đang sử dụng.
- Bạn lười vận động thể chất.
- Bạn bị căng thẳng, stress.
- Bạn đang dùng thuốc steroid.
- Bạn gặp phải hiện tượng bình minh khi cơ thể trải qua tình trạng gia tăng hormone vào sáng sớm.
Ngoài ra, nếu kết quả đọc chỉ số đường huyết ở mức quá cao, hơn 400 mg/dL, bạn cũng có thể nghĩ tới trường hợp đo sai kết quả, đặc biệt nếu bạn không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào (như khát nước, hơi thở có mùi trái cây)…
Theo đó, trong trường hợp bạn chưa lau sạch tay trước khi đo đường huyết (ví dụ như vẫn còn các mảnh vụn thức ăn trên ngón tay), chắc chắn kết quả đo đường huyết sẽ không thể chính xác.
Cách giảm và ổn định đường huyết an toàn
Nhìn chung, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến nghị người bệnh đái tháo đường nên duy trì đường huyết trong ngưỡng từ 80 - 130mg/dL trước bữa ăn, hoặc mức đường huyết dưới 180mg/dL sau bữa ăn.
Để giảm và ổn định đường huyết một cách nhanh chóng nhưng an toàn, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên sau:
Tăng cường độ luyện tập
Luyện tập thường xuyên không chỉ là chìa khóa giúp làm giảm kháng insulin tự nhiên, mà còn giúp cơ thể thiêu đốt bớt năng lượng dư thừa, tích cực sử dụng đường ở mô cơ và làm tăng quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
Ăn đúng cách, đúng giờ
- Ăn đúng cách: Nên ăn một đĩa rau nhỏ trước khi ăn đến cơm hoặc ăn theo thứ tự: Rau, nước canh, sau đó mới ăn cơm và thức ăn. Cách ăn này sẽ giúp làm chậm hấp thu đường và không làm tăng đường huyết sau ăn.
- Ăn đúng giờ: Nên ăn các bữa ăn vào các khung giờ cố định trong ngày để duy trì được ngưỡng đường huyết ổn định. Việc ăn trễ giờ sẽ khiến cơ thể phải chuyển năng lượng dự trữ ở gan thành năng lượng hoạt động nên làm gia tăng lượng glucose trong máu và làm cho đường huyết tăng cao nếu ăn ngay ở thời điểm đó.
Kiểm soát căng thẳng
Mất ngủ hoặc ngủ quá ít hay stress (lo lắng, căng thẳng, cáu giận, buồn phiền quá mức) đều ảnh hưởng tiêu cực tới lượng đường trong máu, do làm gia tăng lượng hormone tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên giảm căng thẳng thông qua các bài tập thiền, yoga hoặc hít sâu thở chậm. Ngủ đủ giấc từ 6 - 8 giờ mỗi ngày có thể khiến việc kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Uống nhiều nước
Với người bệnh đái tháo đường, uống đủ nước rất quan trọng vì chúng giúp cơ thể bài tiết lượng glucose dư thừa. Do đó, uống đủ nước là “chìa khóa” để duy trì lượng đường huyết ổn định.
Khi đường huyết tăng lên quá cao, cơ thể sẽ phải tìm cách đào thải bớt lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Điều này khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm và ổn định đường huyết an toàn, bạn cũng nên chú ý uống thêm nước.
Sử dụng chiết xuất từ thảo dược
Sử dụng các hoạt chất sinh học trong các thảo dược truyền thống được coi là bước hạ đường huyết hiệu quả, vừa không gây hạ đường huyết quá mức, cũng không ảnh hưởng đến chức năng gan thận hay không có tác dụng phụ nào khi sử dụng lâu dài.
Nhiều nghiên cứu cho thấy lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng có khả năng giúp giảm và ổn định đường huyết hiệu quả nhờ có thể tác động vào toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, giảm đề kháng insulin. Sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược này là giải pháp kiểm soát được nhiều người áp dụng cho hiệu quả rõ rệt, đặc biệt là người bệnh ở giai đoạn mới mắc bệnh, người bị tiền đái tháo đường.
Vi Bùi (Theo Livestrong/Verywellhealth)
Để được tư vấn cụ thể hơn về các giải pháp giảm và ổn định đường huyết an toàn, người bệnh vui lòng liên hệ chuyên gia theo số: 0981.238.219.
TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết
Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.
TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn