Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì và có nguy hiểm không?

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm hay không?

Làm sao kiểm soát đái tháo đường không phụ thuộc insulin?

Đường huyết 6,6mmol/L có phải bệnh đái tháo đường không?

Thảo dược phục hồi tuyến tụy, ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Chuyên gia tư vấn thuốc cương dương cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì?

Trên thực tế, đái tháo đường không phụ thuộc insulin chính là đái tháo đường type 2, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường khởi phát ở người trưởng thành. 

Theo đó, đái tháo đường type 2 là tình trạng rối loạn chuyển hóa phổ biến, xảy ra khi hormone insulin trong cơ thể không hoạt động được một cách bình thường (cơ thể bị kháng insulin).

Với người bình thường, cơ thể sẽ sử dụng hormone insulin để kích thích tế bào hấp thụ đường glucose trong máu, từ đó chuyển hóa glucose thành năng lượng. Tuy nhiên, với người bị đái tháo đường không phụ thuộc insulin, các tế bào không thể sử dụng insulin hiệu quả. Điều này khiến đường huyết thường xuyên ở mức cao.

Khác với người bệnh đái tháo đường type 1 không tự sản sinh được hormone insulin và buộc phải tiêm (phụ thuộc) insulin, người bệnh đái tháo đường type 2 có thể điều trị bệnh bằng cách thay đổi lối sống, dùng các loại thuốc điều trị khác chứ không nhất thiết phải tiêm insulin. Đây là lý do tại sao đái tháo đường type 2 còn được gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là tên gọi khác của đái tháo đường type 2

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là tên gọi khác của đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 thường tiến triển sau độ tuổi 40. Những người bị thừa cân, béo phì, người lười vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm không?

Là một bệnh mạn tính tiến triển dần theo thời gian, về lâu dài, tình trạng đường huyết tăng cao có thể dẫn tới tổn thương mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan. Điều này biến đái tháo đường type 2 trở thành một căn bệnh nguy hiểm vì các biến chứng tiềm ẩn mà bệnh có thể gây ra:

Biến chứng tim mạch, đột quỵ

Mức đường huyết tăng cao liên tục có thể khiến mạch máu bị thu hẹp, tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa động mạch. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu tới tim, gây ra tình trạng đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim trong một số trường hợp. Nếu các mạch máu cung cấp máu tới não bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ có nguy cơ bị đột quỵ.

Tổn thương hệ thần kinh

Glucose dư thừa trong máu có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ tới nuôi các dây thần kinh. Điều này gây ra cảm giác ngứa ran, đau ở các chi, đặc biệt là đầu ngón tay, ngón chân. Biến chứng này còn được gọi là biến chứng thần kinh ngoại biên, khi các dây thần kinh ngoài hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương.

Nếu các dây thần kinh tại đường tiêu hóa bị ảnh hưởng, người bệnh có thể thường hay bị nôn mửa, táo bón và tiêu chảy.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Tổn thương võng mạc có thể xảy ra nếu các mạch máu nhỏ tại đây bị tắc nghẽn hoặc bắt đầu bị rò rỉ. Điều này khiến ánh sáng không thể đi qua võng mạc tốt và có thể dẫn tới suy giảm, thậm chí là mất thị lực.

Bệnh thận

 

Tình trạng tắc nghẽn và rò rỉ các mạch máu ở thận có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng của cơ quan này. 

Loét chân

Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân có thể khiến người bệnh đái tháo đường type 2 khó phát hiện sớm các vết thương, vết cắt nhỏ ở bàn chân. Điều này có thể dẫn tới việc vết thương không được xử trí đúng cách, dẫn tới loét chân.

Các biện pháp trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin an toàn, hiệu quả

Nhìn chung, người bệnh đái tháo đường type 2 cần theo dõi lượng đường huyết thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị sớm mọi vấn đề. 

Việc điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin có thể bao gồm các biện pháp như:

- Thay đổi lối sống lành mạnh hơn, cụ thể là có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.

- Dùng thuốc điều trị đái tháo đường theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý là trong một số trường hợp, người mắc đái tháo đường type 2 trong nhiều năm cuối cùng cũng sẽ phải tiêm insulin.

- Duy trì mức đường huyết, huyết áp và chỉ số mỡ máu ở mức ổn định để phòng ngừa biến chứng.

- Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì.

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như lá xoài, lá neem, quế chi, hoàng bá, mướp đắng để giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả hơn. Khi dùng cùng nhau, các thảo dược trên có thể tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.

Vi Bùi (Theo News-medical)

 

Mọi băn khoăn cần hỗ trợ liên quan đến căn bệnh đái tháo đường, bạn có thể liên hệ tới chuyên gia theo số: 0981.238.218.

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết