Ngày Đái tháo đường Thế giới: Làm sao kiểm soát được căn bệnh này?

Nhân Ngày Đái tháo đường Thế giới, cùng Sức khỏe+ tìm hiểu những cách kiểm soát căn bệnh này

Biến chứng võng mạc đái tháo đường có khỏi được không?

Làm sao kiểm soát đái tháo đường không phụ thuộc insulin?

Đường huyết 6,6mmol/L có phải bệnh đái tháo đường không?

Thảo dược phục hồi tuyến tụy, ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Tại sao việc kiểm soát bệnh đái tháo đường lại quan trọng?

Trên toàn thế giới, số người sống chung với bệnh đái tháo đường đã tăng từ 108 triệu lên 420 triệu người trong vòng 30 năm qua. Các nhà khoa học ước tính con số này thậm chí còn có thể cao hơn nữa vì có khoảng 40% người mắc đái tháo đường nhưng không được chẩn đoán, không hề biết về tình trạng bệnh của họ.

Gánh nặng bệnh tật liên quan tới bệnh đái tháo đường là rất lớn và ngày càng có xu hướng tăng lên. Theo đó, chỉ trong vòng 20 năm, tỉ lệ tử vong do bệnh đái tháo đường đã tăng 70% trên toàn thế giới.

Những người sống chung với bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh nặng, cũng như nguy cơ tử vong do các bệnh khác cao hơn (người bình thường). Cụ thể như sau:

- Bệnh đái tháo đường là 1 trong 5 yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh lao.

- Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa cho những những trong độ tuổi từ 40 - 74.

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm

- Những người sống chung với bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với người không mắc bệnh.

- Tình trạng căng thẳng, lo lắng do phải sống chung với bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng kiểm soát bệnh. Điều này có thể do người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân tốt, không tuân thủ điều trị khiến đường huyết có xu hướng tăng - giảm thất thường.

- Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc ung thư cao gấp 3 lần.

- Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc COVID-19 nặng, nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 2 lần.

Giữ mức đường huyết ổn định, trong mức kiểm soát có thể làm giảm nguy cơ đau ốm, giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là có từ 50 - 70% người bệnh đái tháo đường không kiểm soát đường huyết tốt.

Tại sao nhiều người bệnh đái tháo đường gặp khó khăn khi kiểm soát đường huyết?

Sự gia tăng các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Theo đó, ngày càng nhiều người bị thừa cân, béo phì, lười vận động thể chất và đây đều là các yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như khiến người bệnh đái tháo đường khó kiểm soát bệnh hơn.

 

Chưa kể, người bệnh đái tháo đường cũng phải đối mặt với một số rào cản khác trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe:

- Việc điều trị đái tháo đường và các biến chứng của bệnh có thể khá tốn kém.

- Ở nhiều quốc gia, chi phí chăm sóc, điều trị đái tháo đường không được bao gồm trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế.

- Dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cho người bệnh đái tháo đường, dù người bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc y tế liên tục, không gián đoạn.

Có thể làm gì để kiểm soát bệnh đái tháo đường?

- Chủ động tránh các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, lười vận động.

- Tích cực tầm soát đái tháo đường và giám sát chặt chẽ nhóm dân số có nguy cơ cao mắc bệnh.

- Nâng cao năng lực chẩn đoán đái tháo đường tại các cơ sở y tế.

- Người bệnh đái tháo đường cần chủ động đi khám định kỳ để được các bác sĩ theo dõi tình hình kiểm soát bệnh.

- Tăng cơ hội tiếp cận với các chương trình giáo dục về bệnh đái tháo đường có chất lượng cho cả đội ngũ nhân viên y tế, người bệnh hay người nhà, người chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường…

- Tăng cơ hội tiếp cận với các loại thuốc mới, các phương pháp điều trị đái tháo đường mới cho người bệnh.

Vi Bùi (Theo PAHO)

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết