Đái tháo đường và các cách điều trị dùng thuốc, không dùng thuốc

Người bệnh cần chú ý kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc để điều trị đái tháo đường

7 loại thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết tốt

4 triệu chứng cảnh báo sớm biến chứng võng mạc đái tháo đường

Những điều cần biết về các triệu chứng cảnh báo bệnh đái tháo đường

Hướng dẫn làm bánh mì cho người bệnh đái tháo đường

Để đạt được mục tiêu điều trị, người bệnh đái tháo đường (hay tiểu đường) cần kết hợp các cách điều trị cả dùng thuốc và không dùng thuốc. Bên cạnh đó, các giải pháp từ thảo dược cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc hạn chế nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Điều trị đái tháo đường dùng thuốc

Thuốc tiêm insulin

Người bệnh đái tháo đường type 1 có thể cần phải tiêm insulin thường xuyên để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh đái tháo đường type 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ cũng cần được điều trị bằng thuốc tiêm insulin.

Theo đó, có nhiều loại thuốc tiêm insulin như insulin tác dụng ngắn (insulin thông thường), insulin tác dụng nhanh, tác dụng dài hạn hay trung bình. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn mà các bác sỹ có thể kê đơn loại thuốc tiêm insulin phù hợp.

Người bệnh đái tháo đường có thể cần tiêm insulin để điều trị bệnh

Thuốc uống điều trị đái tháo đường

Trong một số trường hợp, các bác sỹ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm khác để điều trị đái tháo đường. Theo đó, các loại thuốc này thường có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh thêm nhiều insulin; Ức chế gan giải phóng glucose vào máu; Ngăn chặn hoạt động của các enzyme có tác dụng phân hủy carbohydrate trong dạ dày/ruột; Kích thích độ nhạy insulin của tế bào…

Những loại thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến nhất có thể kể tới như:

- Nhóm biguanide: Sử dụng duy nhất metformin - thuốc đầu tay trong điều trị đái tháo đường type 2. Do là thuốc lâu đời nên metformin có tính an toàn cao. Thuốc cũng được đánh giá là có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường.

- Nhóm sulfonylureas: Gliclazide (Diamicron), glibenclamide, glimepiride… Ưu điểm của các loại thuốc này là tác dụng hạ đường huyết nhanh, nhược điểm là dễ gây hạ đường huyết quá mức và tăng cân.

- Nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2): Gồm các thuốc như canagliflozin, dapagliflozin, empagliflozin… Hiện nay các loại thuốc này đang được sử dụng ngày càng nhiều do có nhiều ưu điểm trong việc giảm nguy cơ biến cố tim mạch và thận.

- Nhóm ức chế DPP-4: Dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) là enzyme phân giải GLP-1. Thuốc ức chế DPP-4 giúp bảo vệ GLP-1 không bị phá hủy, nhờ đó làm tăng tiết insulin của tụy. Hiện nay, tại Việt Nam có Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin, Linagliptin là những thuốc thuộc nhóm ức chế DPP-4.

Điều trị đái tháo đường không dùng thuốc

Thường xuyên theo dõi lượng đường huyết

Người bệnh đái tháo đường cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn để đảm bảo chỉ số của mình vẫn đang nằm trong mức ổn định. Theo đó, bạn có thể phải thường xuyên chích máu ngón tay để đo đường huyết, hoặc sử dụng các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục nếu muốn hạn chế việc phải thường xuyên lấy máu ngón tay.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý ăn nhiều rau, trái cây, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt… Đây thường là các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ, ít chất béo và calorie. Bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế và đồ ngọt để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Hoạt động thể chất

Tập thể dục đều đặn có thể giúp hạ và ổn định đường huyết. Theo đó, quá trình vận động có thể giúp đưa đường vào tế bào, nơi chúng được cơ thể sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Tập thể dục cũng làm tăng độ nhạy insulin, hay cơ thể cần ít insulin hơn để chuyển hóa đường.

Người bệnh đái tháo đường nên tập các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe… 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách tránh ngồi lâu một chỗ quá 30 phút liên tục.

Sử dụng thảo dược

Để kiểm soát đường huyết và đặc biệt là phòng ngừa và cải thiện được những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường, không thể không kể đến vai trò của thảo dược. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các thảo dược như câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn. Đây là các loại thảo dược được đánh giá cao trong việc hỗ trợ người bệnh đái tháo đường đạt được cả 2 mục tiêu ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Mayoclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:

- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Giảm và ổn định đường huyết.

- Giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết