Những điều cần biết về các triệu chứng cảnh báo bệnh đái tháo đường

Triệu chứng đái tháo đường type 1 và type 2 có thể biểu hiện hơi khác nhau về tốc độ tiến triển

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý ăn thực phẩm giàu vitamin B12

Dùng dây thìa canh trị đái tháo đường hiệu quả đến đâu?

Nguyên nhân, cách khắc phục rối loạn tiêu hóa ở người bệnh đái tháo đường

Tiền đái tháo đường nhưng đã gặp biến chứng tê bì, kiến cắn tay chân

Các triệu chứng bệnh đái tháo đường trong giai đoạn đầu

Đái tháo đường có thể bắt đầu gây ra triệu chứng khi lượng đường huyết tăng cao trong cơ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường tiến triển nhanh, đột ngột ở người bệnh đái tháo đường type 1, trong khi đó lại tiến triển chậm trong vòng nhiều năm với người bệnh đái tháo đường type 2.

Các triệu chứng ban đầu, thường gặp bao gồm:

- Hay thấy đói, khát nước.

- Hay thấy mệt mỏi.

- Mờ mắt.

- Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là về đêm. Điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

- Hay tỏ ra cáu kỉnh, dễ thay đổi tâm trạng.

- Sút cân nhanh chóng.

- Các vết thương, vết cắt hay vết bầm tím lâu lành hơn.

Các triệu chứng cảnh báo đái tháo đường type 1

Các triệu chứng của đái tháo đường type 1 xuất hiện rất nhanh, thường chỉ trong vài tuần kể từ khi tuyến tụy ngừng sản sinh insulin. Các triệu chứng bao gồm: Giảm cân nhanh trong vòng vài tuần, đau dạ dày, nôn mửa… Do các triệu chứng diễn tiến nhanh nên bệnh được đánh giá nghiêm trọng, đáng chú ý hơn so với đái tháo đường type 2.

Do đái tháo đường type 1 tiến triển rất nhanh, lượng đường huyết có thể tăng lên rất cao trước cả khi bạn được chẩn đoán và bắt đầu điều trị. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ biến chứng nhiễm toan ceton - một biến chứng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.

Đái tháo đường type 1 thường phổ biến ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Tuy nhiên, đôi khi đái tháo đường type 1 cũng có thể phát triển trong độ tuổi trưởng thành.

Đái tháo đường type 1 thường được phát hiện từ khi còn nhỏ

Các triệu chứng cảnh báo đái tháo đường type 2

Các triệu chứng đái tháo đường type 2 thường tiến triển chậm hơn so với type 1. Nguyên nhân là bởi tình trạng kháng insulin diễn ra từ từ, khiến tuyến tụy dần không đáp ứng được đủ nhu cầu insulin của cơ thể.

Bạn có thể mắc đái tháo đường type 2 trong vòng nhiều năm trời mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Ngay cả khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, chúng cũng thường tiến triển từ từ. Do đó, triệu chứng đái tháo đường type 2 giai đoạn đầu thường bị nhầm với nhiều căn bệnh khác.

Khi lượng đường huyết ngày càng tăng cao, người bệnh đái tháo đường type 2 có thể gặp phải các triệu chứng như:

- Xuất hiện những thay đổi trên da.

- Suy giảm, mất thị lực.

- Hay bị loét ở bàn chân.

- Tê bì, châm chích tay chân.

Các triệu chứng cảnh báo đái tháo đường ở nam giới và nữ giới

Nhìn chung, giới tính không ảnh hưởng quá nhiều tới các triệu chứng bệnh đái tháo đường. Điểm khác biệt duy nhất là nữ giới mắc đái tháo đường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các triệu chứng cảnh báo đái tháo đường ở trẻ em và người trưởng thành

Hầu hết các triệu chứng đái tháo đường đều giống nhau ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ em sẽ khó có thể truyền đạt rõ ràng các triệu chứng chúng đang gặp phải. Do đó, cha mẹ cần chú ý tới các triệu chứng cảnh báo đái tháo đường của con, ví dụ như:

- Tần suất phải thay tã dần tăng lên.

- Trẻ bị đái dầm.

- Con sút cân bất thường.

- Trẻ hay chán ăn.

- Con luôn thấy khát.

- Con luôn tỏ ra mệt mỏi, yếu đuối.

- Trẻ buồn nôn/nôn mửa.

- Trẻ dễ cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng.

- Trẻ bị hăm tã lâu lành.

- Trẻ thở nhanh, hơi thở có mùi trái cây.

Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiến triển bệnh đái tháo đường, có nhiều khả năng là đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ em bị đái tháo đường type 2.

Các triệu chứng cảnh báo đái tháo đường theo từng khu vực trên cơ thể

Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể, bao gồm:

- Mắt: Bệnh đái tháo đường thường gây mờ mắt, thậm chí mất thị lực nếu không được kiểm soát tốt.

- Làn da: Đái tháo đường khiến bạn khó chữa lành các vết cắt, vết xước và các vết thương khác. Điều này khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

- Bàng quang: Đái tháo đường có thể buộc bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

- Bàn chân: Đái tháo đường có thể làm giảm lưu lượng máu đến chân, khiến bạn khó nhận ra mình đang có các vết thương ở bàn chân.

- Tay và chân: Đái tháo đường có thể dẫn đến biến chứng thần kinh, gây đau hoặc tê bì ở cánh tay và chân.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý