BS. Nguyễn Anh Quân - Viện Tim mạch Việt Nam
Gặp bà lang có tài chữa bệnh nức tiếng xứ Lạng
Cái "tâm" của một người làm nghề thuốc
Tôi làm trong một chuyên ngành mà ranh giới giữa sự sống – cái chết chỉ cách nhau vài phút. Bản thân cũng không nhớ được từ khi bắt đầu học bác sỹ nội trú đến giờ, quãng thời gian trực ở khoa cấp cứu tim mạch C3 (nay là C1, Viện Tim mạch Trung ương), đã cấp cứu bao nhiêu trường hợp, chứng kiến bao nhiêu ca tử vong…
Làm nhiều cũng thành quen, mình cứ làm công việc chuyên môn hết khả năng để rồi khi giải quyết xong ngồi nghĩ câu trả lời cho từng câu hỏi: “Vì sao bệnh nhân tử vong? Đâu là cái mà mình thường giải thích 'hay thật ra là'? Hệ thống y tế của chúng ta có thể làm tốt hơn không?”.
Nhưng vẫn có những cái chết ám ảnh tôi chắc sẽ còn rất lâu:
Một bệnh nhân nam trẻ tuổi phải mổ đi mổ lại vì viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tất cả các loại kháng sinh có tại thời điểm đó đều đã được dùng cho bệnh nhân, bao nhiêu lần hội chẩn các giáo sư, bác sỹ giỏi,… Cuối cùng, chúng tôi đã THẤT BẠI, quá trình điều trị kéo dài không chỉ khiến bệnh nhân kiệt quệ về mặt thể chất mà còn cả về tinh thần, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện của trầm cảm, loạn thần và ý định tự tử. Tôi không rõ kết cục cuối cùng của bệnh nhân như thế nào, chỉ biết bệnh nhân chết đi và để lại người vợ trẻ cùng 1 bé gái. Một kiếp người…
Một bệnh nhân nữ bị tăng áp động mạch phổi cố định do ống động mạch lớn phát hiện muộn và suy hô hấp sau sinh. Làm bác sỹ tim mạch, ai cũng biết những trường hợp như này chỉ thấy ở những nước có hệ thống y tế kém phát triển như Việt Nam mới bỏ lọt một bệnh tim bẩm sinh dễ chẩn đoán như thế, để đến lúc biến chứng tăng áp lực động mạch phổi cố định rồi thì coi như không còn cơ hội cho bệnh nhân nữa. Bệnh nhân vẫn mang thai và sinh con dù đây là chống chỉ định tuyệt đối với tình trạng bệnh lý này. Việc điều trị suy hô hấp sau sinh không mấy kết quả vì bệnh nhân có thể bị đột tử bất cứ lúc nào. Tiếp xúc với gia đình bệnh nhân, ngoài việc giải thích về tình trạng bệnh, tôi được nghe mẹ bệnh nhân kể cho câu chuyện về cuộc đời một con người, như mọi người mẹ khác, bà chỉ đề nghị tôi cố gắng hết sức với mong ước “để 2 mẹ con nó được nhìn mặt nhau”. Tôi đã không làm được điều đó, dù đã cố gắng hết sức với sự quyết tâm và thận trọng cao nhất… Một buổi sáng đi làm, được báo tin bệnh nhân đã xin về tối hôm trước, thật sự ngày hôm đó tôi gần như bị "trầm cảm", những cảm xúc hỗn loạn với ý nghĩ đứa trẻ sinh ra không có mẹ nuôi nấng, người mẹ sinh con ra chưa một lần được thấy mặt con…
Một bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị bệnh van 2 lá - tăng áp động mạch phổi nhiều lần - suy tim - huyết khối buồng tim - tai biến mạch não. Bệnh nhân được tôi theo dõi và điều trị ngoại trú một thời gian vì bệnh nhân chưa muốn mổ, tôi động viên vào viện để phẫu thuật van tim vì đây là chỉ định phẫu thuật bắt buộc. Vào viện, tôi đã cố gắng làm mọi xét nghiệm trước mổ thật nhanh, bệnh nhân được chuyển sang khoa phẫu thuật sau 4 ngày để chờ mổ. Không may là bệnh nhân xuất hiện viêm phổi bệnh viện, phải hoãn mổ, chuyển lại khoa tôi điều trị với tình trạng khá nặng so với lúc nhập viện. Cố gắng điều trị 1 tuần, mọi thứ tiến triển khả quan, tôi định sẽ liên hệ lại để mổ sớm cho bệnh nhân thì bệnh nhân lại bị tai biến mạch não lần 2, hôn mê sâu, tụt huyết áp, sau đó gia đình xin cho bệnh nhân về. Tôi biết chồng bệnh nhân, 2 vợ chồng đều rất tốt, tình cảm, đã có 2 con. Vậy là chị ra đi, cha mẹ mất con, anh em mất một người ruột thịt, chồng mất vợ, con mất mẹ… Tự hỏi bản thân, tôi biết mình đã làm đúng tất cả về chuyên môn, nhưng thay vì giúp bệnh nhân tốt hơn…
Một phạm nhân nam trẻ tuổi, đang thụ án tù vì buôn bán ma túy, nhập viện cấp cứu vì viêm cơ tim cấp – rối loạn nhịp phức tạp – sốc tim và tử vong. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như tôi (hôm đó trực ở khoa khác) nghe thấy tiếng khóc của vợ bệnh nhân. Chợt nhận ra rằng, là con người, ai cũng có quyền được sống, được yêu thương, cho dù con người đó làm gì, sống như thế nào đi chăng nữa.
Còn nhiều, câu chuyện về những cái chết mà đằng sau đó là những chuyện đời về số phận con người và những quan hệ trong gia đình sẽ còn ám ảnh tôi suốt cuộc đời làm nghề của mình.
Trước những trường hợp tử vong đó, tôi cùng các đồng nghiệp đều nhận ra, kiến thức y khoa là vô tận, ngay hiểu biết của bản thân về lĩnh vực chuyên ngành của mình vẫn còn rất nhiều thiếu sót, chỉ biết tự nhủ sẽ luôn cẩn trọng và KHÔNG cẩu thả trước từng trường hợp bệnh nhân, để không phải áy náy “giá như…”.
Chợt nhớ lời thầy Khải (GS.TS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam): “Làm bác sỹ phải luôn cảm thấy BẤT LỰC, thay vì vỗ ngực tự hào, khi đứng trước mỗi người bệnh!”.
Làm nhiều cũng thành quen, mình cứ làm công việc chuyên môn hết khả năng để rồi khi giải quyết xong ngồi nghĩ câu trả lời cho từng câu hỏi: “Vì sao bệnh nhân tử vong? Đâu là cái mà mình thường giải thích 'hay thật ra là'? Hệ thống y tế của chúng ta có thể làm tốt hơn không?”.
Nhưng vẫn có những cái chết ám ảnh tôi chắc sẽ còn rất lâu:
Một bệnh nhân nam trẻ tuổi phải mổ đi mổ lại vì viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tất cả các loại kháng sinh có tại thời điểm đó đều đã được dùng cho bệnh nhân, bao nhiêu lần hội chẩn các giáo sư, bác sỹ giỏi,… Cuối cùng, chúng tôi đã THẤT BẠI, quá trình điều trị kéo dài không chỉ khiến bệnh nhân kiệt quệ về mặt thể chất mà còn cả về tinh thần, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện của trầm cảm, loạn thần và ý định tự tử. Tôi không rõ kết cục cuối cùng của bệnh nhân như thế nào, chỉ biết bệnh nhân chết đi và để lại người vợ trẻ cùng 1 bé gái. Một kiếp người…
Một bệnh nhân nữ bị tăng áp động mạch phổi cố định do ống động mạch lớn phát hiện muộn và suy hô hấp sau sinh. Làm bác sỹ tim mạch, ai cũng biết những trường hợp như này chỉ thấy ở những nước có hệ thống y tế kém phát triển như Việt Nam mới bỏ lọt một bệnh tim bẩm sinh dễ chẩn đoán như thế, để đến lúc biến chứng tăng áp lực động mạch phổi cố định rồi thì coi như không còn cơ hội cho bệnh nhân nữa. Bệnh nhân vẫn mang thai và sinh con dù đây là chống chỉ định tuyệt đối với tình trạng bệnh lý này. Việc điều trị suy hô hấp sau sinh không mấy kết quả vì bệnh nhân có thể bị đột tử bất cứ lúc nào. Tiếp xúc với gia đình bệnh nhân, ngoài việc giải thích về tình trạng bệnh, tôi được nghe mẹ bệnh nhân kể cho câu chuyện về cuộc đời một con người, như mọi người mẹ khác, bà chỉ đề nghị tôi cố gắng hết sức với mong ước “để 2 mẹ con nó được nhìn mặt nhau”. Tôi đã không làm được điều đó, dù đã cố gắng hết sức với sự quyết tâm và thận trọng cao nhất… Một buổi sáng đi làm, được báo tin bệnh nhân đã xin về tối hôm trước, thật sự ngày hôm đó tôi gần như bị "trầm cảm", những cảm xúc hỗn loạn với ý nghĩ đứa trẻ sinh ra không có mẹ nuôi nấng, người mẹ sinh con ra chưa một lần được thấy mặt con…
Một bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị bệnh van 2 lá - tăng áp động mạch phổi nhiều lần - suy tim - huyết khối buồng tim - tai biến mạch não. Bệnh nhân được tôi theo dõi và điều trị ngoại trú một thời gian vì bệnh nhân chưa muốn mổ, tôi động viên vào viện để phẫu thuật van tim vì đây là chỉ định phẫu thuật bắt buộc. Vào viện, tôi đã cố gắng làm mọi xét nghiệm trước mổ thật nhanh, bệnh nhân được chuyển sang khoa phẫu thuật sau 4 ngày để chờ mổ. Không may là bệnh nhân xuất hiện viêm phổi bệnh viện, phải hoãn mổ, chuyển lại khoa tôi điều trị với tình trạng khá nặng so với lúc nhập viện. Cố gắng điều trị 1 tuần, mọi thứ tiến triển khả quan, tôi định sẽ liên hệ lại để mổ sớm cho bệnh nhân thì bệnh nhân lại bị tai biến mạch não lần 2, hôn mê sâu, tụt huyết áp, sau đó gia đình xin cho bệnh nhân về. Tôi biết chồng bệnh nhân, 2 vợ chồng đều rất tốt, tình cảm, đã có 2 con. Vậy là chị ra đi, cha mẹ mất con, anh em mất một người ruột thịt, chồng mất vợ, con mất mẹ… Tự hỏi bản thân, tôi biết mình đã làm đúng tất cả về chuyên môn, nhưng thay vì giúp bệnh nhân tốt hơn…
Một phạm nhân nam trẻ tuổi, đang thụ án tù vì buôn bán ma túy, nhập viện cấp cứu vì viêm cơ tim cấp – rối loạn nhịp phức tạp – sốc tim và tử vong. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như tôi (hôm đó trực ở khoa khác) nghe thấy tiếng khóc của vợ bệnh nhân. Chợt nhận ra rằng, là con người, ai cũng có quyền được sống, được yêu thương, cho dù con người đó làm gì, sống như thế nào đi chăng nữa.
Còn nhiều, câu chuyện về những cái chết mà đằng sau đó là những chuyện đời về số phận con người và những quan hệ trong gia đình sẽ còn ám ảnh tôi suốt cuộc đời làm nghề của mình.
Trước những trường hợp tử vong đó, tôi cùng các đồng nghiệp đều nhận ra, kiến thức y khoa là vô tận, ngay hiểu biết của bản thân về lĩnh vực chuyên ngành của mình vẫn còn rất nhiều thiếu sót, chỉ biết tự nhủ sẽ luôn cẩn trọng và KHÔNG cẩu thả trước từng trường hợp bệnh nhân, để không phải áy náy “giá như…”.
Chợt nhớ lời thầy Khải (GS.TS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam): “Làm bác sỹ phải luôn cảm thấy BẤT LỰC, thay vì vỗ ngực tự hào, khi đứng trước mỗi người bệnh!”.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết
Bình luận của bạn