Ngộ độc nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
Biện pháp “cấp cứu” làn da cháy nắng đỏ rát
Chống nắng đầy đủ, lo gì cháy nắng khi ra biển
Những cách tự nhiên làm dịu vết cháy nắng, trầy xước da
Ăn gì để phòng ngừa cháy nắng, ung thư da?
Dấu hiệu da bị ngộ độc nắng
Ngộ độc nắng chỉ hiện tượng da bị cháy nắng nghiêm trọng. Đây thường là vết bỏng do bức xạ tia cực tím (UV) làm viêm da của bạn. Chỉ trong vòng 15 phút sau khi phơi nắng, da có thể bị cháy nắng. Nhưng bạn có thể không biết mình bị cháy nắng ngay lập tức, vì tình trạng mẩn đỏ và đau rát khó chịu có thể xuất hiện sau vài giờ.
Cháy nắng nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng như đỏ da, phồng rộp, đau và ngứa ran, sưng tấy, đau đầu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt, mất nước.
Làm gì khi da bị cháy nắng?
- Che phủ hoàn toàn những vùng da bị cháy nắng khi ra ngoài trời.
- Tắm nước mát (không lạnh) hoặc chườm lạnh.
- Uống thêm chất lỏng trong vài ngày.
- Có thể uống ibuprofen (thuốc kháng viêm, giảm đau) hoặc acetaminophen (còn có tên khác là paracetamol, là thuốc giảm đau, hạ sốt) để giảm đau.
- Sử dụng gel nha đam hoặc kem dưỡng ẩm bôi lên vùng da bị tổn thương.
- Bạn cần tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các triệu chứng của ngộ độc nắng nghiêm trọng sau: Vùng da bị cháy nắng hình thành mụn nước bao phủ một vùng rộng hoặc rất đau, sưng mặt, sốt và ớn lạnh, bụng khó chịu, nhức đầu, lú lẫn hoặc ngất xỉu, dấu hiệu cơ thể mất nước.
Làm gì để ngăn ngừa ngộ độc nắng?
- Sử dụng kem chống nắng: Bạn cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF (định mức đo lường khả năng chống lại tia cực tím UVB) ít nhất là 30 và có ghi “broad spectrum” (phổ rộng) trên nhãn. Phổ rộng nghĩa là khả năng chống được cả tia UVA (tác nhân gây lão hóa da) và UVB (tác nhân gây cháy nắng) của ánh nắng mặt trời. Bạn cần bôi kem chống nắng khoảng 15-30 phút trước khi ra ngoài. Nên thoa lại ít nhất 2 giờ/lần và sau khi bạn đổ mồ hôi hoặc xuống nước.
- Hạn chế ra ngoài khi trời nắng: Đặc biệt, bạn nên hạn chế ra nắng trong khoảng từ 10-14h. Bạn cũng nên chú ý những địa điểm có nước, cát bởi chúng có thể tăng cường sự bức xạ các tia có hại của mặt trời.
- Mang kính râm, đội mũ, mặc quần áo chống nắng: Nên chọn cặp kính râm phù hợp, đội mũ có vành, có quần áo chống nắng để đảm bảo an toàn cho bạn trước những tia có hại của mặt trời.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra các loại thuốc bạn đang sử dụng bởi có một số loại thuốc khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng như một số thuốc trị mụn trứng cá, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc tim, thuốc tránh thai.
Bình luận của bạn