5 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị "ngộ độc nắng"

Làm sao để biết mình có bị "ngộ độc nắng" hay không?

Vitamin D có thể làm dịu cơn cháy nắng

Video: Bong tróc da vì cháy nắng có nguy hiểm không?

4 sai lầm khi dùng kem chống nắng khiến da vẫn đen sạm, cháy nắng

Hạ chí đã tới: Cần đề phòng ngộ độc nắng

1. Giống như bị cảm cúm

Nếu bạn có các triệu chứng giống như bị cảm cúm sau khi hoạt động dưới ánh nắng mặt trời khoảng vài giờ, thì có thể bạn đang bị ngộ độc nắng. BS. John Anthony – Bác sỹ da liễu tại Trung tâm Y tế Cleveland Clinic ở Cleveland, Ohio, Mỹ cho biết: “Khi da bạn bị tổn thưởng bởi tia tử ngoại, nó sẽ giải phóng ra các chất có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch và khiến bạn có các cảm giác giống như khi bị cảm cúm.”

2. Chóng mặt

Đôi khi việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt, kết hợp với việc cơ thể bị mất nước có thể gây ra cảm giác lâng lâng, chóng mặt. Đây có thể là một dấu hiệu khác cho thấy bạn đang bị ngộ độc nắng.

Ngoài chóng mặt thì buồn nôn cũng có thể xảy ra ở những người bị ngộ độc nắng. Bạn nên nghỉ ngơi trong bóng mát và cần bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể khi có các triệu chứng này.

3. Rôm sảy, mẩn đỏ, kích ứng da

Cháy nắng có thể gây ra cảm giác bỏng rát trên da, tình trạng này sẽ giảm dần sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu da có hiện tưởng mẩn đỏ, kích ứng da thì đó có thể là một trong những biểu hiện nghiêm trọng của ngộ độc nắng. Bạn có thể sử dụng một số loại kem có chứa calamine sẽ giúp giảm đau và làm dịu da. Nhưng tốt hơn hết bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sỹ da liễu để có những biện pháp phù hợp và an toàn nhất.

4. Phồng rộp da

Phồng rộp da là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất và nghiêm trọng nhất do cháy nắng hay ngộ độc nắng gây ra.

Cháy nắng có kèm theo phồng rộp da có thể gây đau kéo dài, thậm chí bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da nếu vết phồng rộp bị loét và phơi nhiễm với vi khuẩn. BS. John Anthony cho biết, sử dụng lô hội và một số loại thuốc chống viêm có thể giúp chỗ phồng rộp dịu bớt.

5. Sốt

Sốt là một trong những phản ứng đầu tiên khi cơ thể bị nhiễm bệnh. Vì vậy, nếu bạn bị sốt sau khi hoạt động một thời gian dưới ánh nắng gay gắt thì tốt nhất bạn nên nghỉ ngươi dưới bóng mát và gọi cho bác sỹ. Bác sỹ có thể đưa ra các chỉ định dựa vào tình trạng của bạn và có thể kê cho bạn một số loại thuốc nếu cần thiết.

Lưu ý: Các tốt nhất để phòng tránh cháy nắng và ngộ độc nắng là hạn chế tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời khi trời nắng gắt. Trong trường hợp buộc phải làm việc dưới trời nắng, hãy sử dụng các biện pháp bảo vệ như: Mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, đeo khẩu trang và sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30.
Quang Tuấn H+ (Theo Curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp