Dấu hiệu nhận biết hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh

Biến chứng đáng lưu ý khi mắc u xơ tử cung

Nguyên nhân nào khiến chị em chậm kinh dù không có thai?

Lỡ hẹn 1 tuần mà “đèn đỏ” không đến là sao?

Hiến máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Ở nữ giới, mỗi bên của tử cung có 1 buồng trứng, đảm nhiệm chức năng phát triển nang noãn và tạo ra các hormone điều hòa chức năng sinh dục nữ.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn nội tiết mạn tính xảy ra do nhiều nguyên nhân. Hậu quả của hội chứng buồng trứng đa nang là buồng trứng sản xuất quá nhiều hormone sinh dục nam androgen, gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng tới toàn bộ chức năng sinh lý của chị em.

Các triệu chứng của PCOS có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào sau khi dậy thì. Thống kê cho thấy, nhiều chị em mắc PCOS chưa được chẩn đoán, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe và khả năng sinh sản.

Các triệu chứng thường gặp

Buồng trứng đa nang gây ra rối loạn phóng noãn và nhiều vấn đề về sinh sản - Ảnh: Mayo Clinic

Mỗi người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang không giống nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số triệu chứng dễ gặp nhất do PCOS:

- Kinh nguyệt không đều: Gồm hiện tượng kinh nguyệt thưa; Khoảng cách giữa các kỳ kinh chỉ 2-3 tuần, tháng nhanh tháng chậm; Thậm chí là mất kinh nguyệt nhiều tháng.

- Tóc mỏng dần, rậm lông, nổi mụn: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất của đa nang buồng trứng do tình trạng cường androgen. Rối loạn hormone khiến lông phát triển ở mặt, ngực, chân tay nhưng gây rụng tóc, béo phì, nhiều mụn trứng cá (ở mặt, lưng và ngực), đau vùng chậu…

- Tăng cân đột ngột, khó giảm cân.

Khi gặp các triệu chứng bất thường trên, chị em nên sớm tới bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. "Tiêu chuẩn vàng" trong chẩn đoán PCOS là siêu âm.

Phụ nữ nghi ngờ buồng trứng đa nang có thể được chỉ định siêu âm đầu dò hoặc siêu âm ổ bụng

Ở Việt Nam, ngoài hình ảnh trên siêu âm, người bệnh được chẩn đoán PCOS khi xuất hiện 2/3 tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn 1: Kinh thưa hoặc vô kinh, chu kỳ kinh trên 35 ngày, mất kinh nguyệt trên 6 tháng.

- Tiêu chuẩn 2: Cường androgen với biểu hiện rậm lông, mụn trứng cá.

- Tiêu chuẩn 3: Buồng trứng đa nang trên siêu âm, siêu âm ngày thứ 2 - 5 của chu kỳ kinh hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ nhân tạo là có 12 nang kích thước từ 2 - 9mm và tăng thể tích buồng trứng >10cm3, thể hiện ít nhất ở một buồng trứng.

Biến chứng nguy hiểm do hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang không được điều trị sớm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe phụ nữ.

Đái tháo đường type 2

Người mắc PCOS thường đi kèm tình trạng mất cân bằng hormone sinh dục, làm tăng nguy cơ kháng insulin. Đây là tình trạng đáp ứng kém của một số cơ quan so với bình thường với cùng một lượng insulin, gây tăng insulin trong máu và tăng nguy cơ đái tháo đường type 2.

Bệnh tim mạch

PCOS khiến cơ thể tích tụ nhiều insulin, làm tăng nguy cơ tăng số đo vòng 2 do mỡ bụng, mỡ nội tạng. Khi đó, chị em có nguy cơ gặp các vấn đề như tăng cholesterol máu, các bệnh lý tim mạch.

Hiếm muộn vô sinh

Khi hormone sinh dục nam sinh ra trong buồng trứng quá nhiều, trứng phát dục chậm hoặc dừng phát triển khi ở giai đoạn chưa chín. Do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành. Chị em mắc đa nang buồng trứng có thể kinh nguyệt ít, không đúng chu kỳ, không thấy hiện tượng trứng rụng hằng tháng.

Không phải ai mắc buồng trứng đa nang cũng bị vô sinh. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp sớm, buồng trứng đa nang là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Quỳnh Trang H+ (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa