- Chuyên đề:
- Viêm đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh Viêm Tai Mũi Họng Trung ương
Người già bảo vệ phổi trong mùa Đông bằng cách nào?
Người già viêm phổi cần tập luyện ra sao?
Rét đậm rét hại, người già lao đao vì viêm phổi
Chăm sóc người già viêm phổi như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết, viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi. Bệnh không chỉ phổ biến ở trẻ em mà còn hay gặp ở người cao tuổi. Đáng nói, viêm phổi ở người cao tuổi tiến triển nặng hơn so với người trẻ.
Sở dĩ, viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp. Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus… nhất là vào mùa lạnh. Mặt khác, người già hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: Đau xương khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi...
Viêm phổi âm thầm nhưng nguy hiểm
Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm phổi của người cao tuổi tiến triển rất âm thầm, lặng lẽ. Các cụ thân nhiệt lúc này chỉ hơi tăng một chút (37,5 - 38 độ C), ho không liên tục, đờm ra không nhiều và có thở nhanh, thở gấp thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh, cảm cúm.
Khi các cụ vẫn sốt nhẹ nhưng rất mệt, li bì, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, ho nhiều, tiểu tiện ít… đặc biệt là thở nhanh, khó thở nhưng không khạc được hoặc khạc ra ít đờm, lúc này bệnh đã nặng, nếu không được điều trị kịp thời hay đi bệnh viện ngay sẽ sinh ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng: Suy tim, trụy tim mạch, viêm phế quản - phổi, suy hô hấp, viêm thận, ure máu cao, áp xe phổi, nhiễm khuẩn huyết, hôn mê… thậm chí là tử vong.
Triệu chứng thở nhanh được phát hiện bằng cách đếm nhịp thở. Nhịp thở được đếm dựa vào sự quan sát, nhìn lồng ngực di động. Bình thường khi hít vào, lồng ngực nở ra và khi thở ra, lồng ngực co lại, sự hít vào và thở ra được tính là một nhịp thở. Phải đếm nhịp thở khi người bệnh nằm yên, không gắng sức. Dùng loại đồng hồ có kim giây để đếm nhịp thở và phải đếm trong vòng 1 phút, không được đếm nhanh trong 15 giây rồi nhân lên 4. Bình thường nhịp thở từ 12 - 20 lần/phút, dưới 10 lần là khó thở chậm, trên 24 lần là thở nhanh.
Một số dấu hiệu báo động nên đưa các cụ đi viện ngay: Co lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi hít vào). Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái. Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên. Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức. |
Phòng viêm phổi cho người già cách nào?
Để phòng bệnh, trong suốt những tháng lạnh và thời điểm giao mùa, các cụ phải chú ý phòng chống lạnh tốt, không để cơ thể bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, nên chú ý chế độ ăn uống: Đảm bảo ăn uống đủ bữa, đủ chất, tăng bữa và chia nhỏ bữa ăn, thức ăn phải nóng, ấm, nhiều chất đạm; Uống ít nhất 1,5 lít nước/ngày; Hạn chế ăn thịt mỡ, thịt đông, thịt nguội, đồ ăn sẵn, bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia… vì vừa khó tiêu, lại có các chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi, gây gánh nặng cho tim mạch, gan, thận.
Các cụ cũng nên uống thêm sữa dinh dưỡng dành cho người già, sử dụng các loại thực phẩm chức năng để tăng cường sức khoẻ.
Bình luận của bạn