Đầu năm “nóng” chuyện trẻ em

Học sinh tiểu học chuẩn bị trở lại trường - Ảnh: Vietnamnet

Infographic: Bộ Y tế hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà

Pfizer cam kết sớm chuyển vaccine COVID-19 tiêm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cho Việt Nam

"Chẩn đoán & điều trị COVID-19": Thành quả của các chiến sỹ áo trắng

Infographic: Cảnh giác với các triệu chứng hậu COVID-19

Ngày 21/2 này, hai con tôi đứa lớp 5, đứa lớp 4 sẽ được đến trường học trực tiếp. Không chỉ Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác học sinh từ mầm non đến lớp 6 cũng sẽ tới trường. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tính tới ngày 15.2, có 93,71% số học sinh cả nước đã trở lại trường học trực tiếp. Trong đó, cấp mầm non có 54/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp. Cấp tiểu học có 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp. Từ ngày 30.4 năm trước, hai con tôi cùng biết bao đứa trẻ không được đến trường. Nhìn bộ quần áo mới tinh sắm cho các con năm ngoái nay đã ngắn cũn, mẹ cháu phải đi may đo mấy bộ mới, thấy thời gian trôi nhanh quá. Đồng phục con mới mặc vài lần, nay lại phải cất vào tủ, đấy sẽ là kỷ vật đáng nhớ.

Nói là nhanh nhưng với lũ trẻ, những chuỗi ngày bị nhốt trong nhà thực sự lê thê. Dịch bệnh đã tước đi của các con biết bao hoạt động quan trọng để tích luỹ cho hành trang vào đời cũng như kiến thức. Những ông bố, bà mẹ thực sự mướt mồ hôi khi ngoài lo chuyện công việc mưu sinh, lại còn phải thường xuyên chăm lo con cái ở nhà.

Là phụ huynh có con độ tuổi này, việc con được đến trường trở lại cũng rất nhiều nỗi niềm. Bởi, quan sát xung quanh thấy trẻ em nhiễm COVID-19 rất nhiều, trong khi cấp mầm non và tiểu học chưa được tiêm vaccine. Biết bao ngôi trường sẽ phải mở, đóng cửa liên tục khi có một vài ca dương tính. Sau dịp Tết, số ca nhiễm đã lan đến tận các trường quê hẻo lánh, do người lớn đổ về từ thập phương.

Lũ trẻ cần được đến trường để có được sự phát triển toàn diện hơn

Lũ trẻ cần được đến trường để có được sự phát triển toàn diện hơn

Tuy thế, đã đến lúc phải chấp nhận việc học trực tiếp của các con là không thể cưỡng lại khi cả xã hội đã tiến tới trạng thái bình thường (mới). Cũng bớt lo khi chứng kiến nhiều trẻ em bị nhiễm nhưng rất nhanh khỏi bệnh. Trẻ em đúng là thiên thần, chính chúng hồi phục nhanh nhất, truyền năng lượng và cảm hứng tích cực cho người lớn vượt lên gian khó.

Ngành giáo dục chúng ta đã trải qua giai đoạn gian lao nhất trong mấy chục năm trở lại đây. Đọc thông tin nhiều trẻ em khi được đến trường thì trường đã không còn, cô thì mất việc. Nhiều trường mầm non tư thục đã không thể cầm cự do tiền thuê mặt bằng, do không có nguồn thu đành phải giải thể. Nhiều cô giáo nhận dạy theo nhóm 3-5 em hòng có thêm chút thu nhập chờ ngày được trở lại trường, nhưng rồi cũng không thể do yêu cầu của cơ quan chức năng để đề phòng lây lan dịch.

Hy vọng sẽ không còn cảnh nay mở, mai đóng cửa trường học, hay các trường tư thục phải giải thể vì dịch bệnh nữa

Hy vọng sẽ không còn cảnh nay mở, mai đóng cửa trường học, hay các trường tư thục phải giải thể vì dịch bệnh nữa

Đầu năm, chuyện trẻ em và giáo dục thực sự đáng quan tâm. Ngay cả cách học sinh xưng "con" với thầy, cô giáo bỗng gây xôn xao dư luận, thậm chí có ý kiến trao đổi gay gắt. Xem ra, đấy là việc không cần thiết, bởi lúc này cần những phát kiến, đóng góp khoa học thiết thực hơn cho ngành giáo dục. Ngay cả Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa ban hành văn bản quy định việc xưng hô cụ thể giữa thầy, cô giáo và học sinh. Chuyện thầy, cô gọi con với trò nhỏ đã phổ biến, là chuyện bình thường rồi, càng lên lớp trên thì sự điều chỉnh xưng hô sẽ tương thích, cớ sao lại phải làm cho "bất thường" thêm!?

Hy vọng sau mùa dịch, ngành giáo dục sẽ thu nhận được nhiều bài học kinh nghiệm để dày dạn hơn. Bởi, dịch đã giúp chúng ta nhận ra nhiều vấn đề cần hoàn thiện, trong đó có chuyện nuôi dạy con trẻ và sự nghiệp trồng người.

Cảm giác được đưa con đến trường trở lại đang háo hức trong tôi! 

 
Thảo Uyên
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết