Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào buổi sáng
Bị nhồi máu cơ tim, đặt stent 1 tháng vẫn mệt có sao không?
Giảm đau tức ngực, nhói ngực nhờ sản phẩm thảo dược
Nhồi máu cơ tim cấp: Dấu hiệu cảnh báo và cách xử lý kịp thời
Nhồi máu cơ tim là gì, nguy hiểm thế nào?
Nguyên nhân và dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng cục máu đông đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu có nhiệm vụ nuôi dưỡng trái tim). Khi đó, máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị hoại tử. Những mạch máu lớn bị tắc có thể làm tim ngừng đập hoặc gây ra đột tử.
Khoảng 90% các trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra do bệnh xơ vữa động mạch vành. Cholesterol tích tụ theo thời gian hình thành các mảng xơ vữa, khiến động mạch vành bị hẹp dần. Cục máu đông đủ lớn sẽ gây bít tắc toàn bộ mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Tại sao cơn nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào buổi sáng?
Mảng xơ vữa và cục máu đông là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả định về nguyên nhân của cơn đau tim cấp tính vào buổi sáng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân nằm ở PA1, một protein làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ PA1 trong máu những người tham gia tăng cao nhất vào khoảng 6:30 sáng, sau khi họ thức dậy.
Nồng độ hormone căng thẳng tăng cao cũng có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim. Khi bạn thức giấc, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone căng thẳng để bạn tỉnh táo hơn. Ngoài ra, cơ thể có xu hướng mất nước sau một giấc ngủ dài vào ban đêm. Sự kết hợp của 2 yếu tố này có thể dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim vào buổi sáng ở một số bệnh nhân.
So với những thời điểm khác trong ngày, cơn đau tim cấp tính vào buổi sáng gây ra tổn thương nặng nề hơn với tim. Bệnh nhân cần được cấp cứu y tế kịp thời khi phát hiện ra dấu hiệu nhồi máu cơ tim, dù vào bất cứ thời điểm nào.
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Phụ nữ thường gặp những triệu chứng nhồi máu cơ tim như khó thở, đau hàm, chóng mặt
Nhồi máu cơ tim gây ra một số triệu chứng khác nhau ở nam và nữ, đôi khi thoáng qua và rất khó nhận biết. Cơn đau tim cấp tính ở phụ nữ dễ bị nhầm lẫn với stress hoặc trào ngược thực quản dạ dày. Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy:
- Cơn đau thắt ngực, đau xương ức, ngực có cảm giác nặng nề như bị bóp nghẹt. Cơn đau có thể thoáng qua, lặp đi lặp lại hoặc kéo dài đến 20 phút.
- Cơn đau lan lên cổ, cằm, sau lưng và vùng bụng trên.
- Có thể đi kèm hiện tượng khó thở, đổ mồ hôi lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, tim đập nhanh.
Khi có dấu hiệu đau tức ngực và xương ức vào buổi sáng sau khi thức dậy, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng cao sau tuổi trung niên, ở gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh nhân mắc các bệnh nền như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu. Do đó, để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim bất ngờ vào buổi sáng, bệnh nhân cần điều chỉnh lối sống và dự phòng nhồi máu cơ tim:
- Thăm khám định kỳ để kiểm soát những vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường hoặc tăng cholesterol máu.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ và muối trong chế độ dinh dưỡng.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh căng thẳng.
- Tránh thuốc lá và các chất kích thích.
Bình luận của bạn