Nhồi máu cơ tim cấp: Dấu hiệu cảnh báo và cách xử lý kịp thời

Bạn nên đi cấp cứu ngay nếu thấy mình có các triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là gì, nguy hiểm thế nào?

Bệnh lý Covid-19 nghiêm trọng có thể gây tổn thương trái tim

Chuyên gia giải thích: Mỡ máu cao ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

Hẹp động mạch phổi: Căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới suy tim

Cảnh giác với các các triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp

Nói tới các triệu chứng của một cơn đau tim, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới đau tức ngực và khó thở. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơn đau tim còn có thể gây ra các triệu chứng phổ biến như:

- Thấy nặng ngực, tức ngực.

- Đau ở ngực, lưng, hàm và các vùng khác ở nửa trên cơ thể. Cơn đau có thể kéo dài hơn một vài phút hoặc đến rồi đi.

- Đổ mồ hôi.

- Buồn nôn/nôn mửa.

- Cảm thấy lo lắng.

- Ho.

- Chóng mặt.

- Tim đập nhanh.

Lưu ý: Các triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim có thể không giống nhau với tất cả mọi người. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng có thể khác nhau tùy vào từng cá nhân. Dù vậy, đau tức ngực là triệu chứng phổ biến nhất ở cả nam giới và nữ giới.

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp nhất là đau tức ngực, khó thở

Ngoài ra, phụ nữ thường hay gặp phải các triệu chứng khó thở, đau hàm, đau lưng trên, chóng mặt, buồn nôn… hơn so với nam giới. Bạn cũng nên lưu ý nếu có triệu chứng của bệnh cúm vì một vài phụ nữ bị đau tim có biểu hiện này.

Cách xử lý kịp thời khi bị nhồi máu cơ tim

Các cơn đau tim, nhồi máu cơ tim đòi hỏi phải được điều trị ngay lập tức, do đó bạn cần đi cấp cứu ngay nếu thấy mình có các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo trên. Các bác sỹ có thể yêu cầu bạn nong mạch vành để khắc phục tình trạng tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho tim. Nong mạch vành thường được kết hợp với đặt stent để ngăn không cho động mạch tắc nghẽn trở lại.

Trong một số trường hợp không thể nong mạch vành, đặt stent, các bác sỹ có thể tư vấn bạn thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Phẫu thuật này bao gồm việc dùng một đoạn tĩnh mạch/động mạch khác để tạo ra con đường vòng đi qua đoạn mạch bị tắc nghẽn. Phẫu thuật này có thể được thực hiện ngay sau cơn nhồi máu cơ tim, hoặc sau đó một vài ngày để trái tim có thời gian hồi phục.

Một số loại thuốc dưới đây cũng có thể được bác sỹ chỉ định để điều trị cơn đau tim:

- Thuốc làm loãng máu, ví dụ như aspirin. Các loại thuốc này thường được dùng để phá vỡ cục máu đông, cải thiện lưu lượng máu qua các động mạch bị hẹp.

- Thuốc tan huyết khối để làm tan cục máu đông.

- Thuốc chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel. Các loại thuốc này được dùng để ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới, ngăn các cục máu đông đã có không phát triển thêm.

- Nitroglycerin giúp mở rộng lòng mạch máu.

- Thuốc chẹn beta giúp hạ huyết áp, thư giãn cơ tim, ngăn không cho tim bị tổn thương nhiều hơn.

- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin giúp hạ huyết áp, giảm căng thẳng cho tim.

- Thuốc giảm đau.

Làm sao phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim tái phát?

Để ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim tái phát, bạn nên chủ động thay đổi chế độ ăn lành mạnh hơn, tốt hơn cho tim mạch. Theo đó, bạn nên chuyển sang ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, thịt nạc. Bạn cũng cần hạn chế đường tinh luyện, các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol… đặc biệt nếu bạn mắc các bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao.

Tập thể dục đều đặn, vài lần/tuần cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi trước với bác sỹ để chọn được bài tập, cường độ tập luyện phù hợp sau khi trải qua cơn đau tim. Người từng bị nhồi máu cơ tim cũng nên chủ động bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để cải thiện sức khỏe tim, phổi.

Để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim tái phát, chỉ điều chỉnh chế độ ăn, lối sống là chưa đủ. Quan trọng hơn cả, người bệnh cần phải tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ và kết hợp thêm một số loại thảo dược có tác dụng giúp tiêu cục máu đông, giảm xơ vữa mạch vành. Tuy nhiên, để sử dụng dễ dàng, đạt hiệu quả cao, bạn nên lựa chọn viên uống thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược. Trong số đó, các chuyên gia tim mạch khuyên người bệnh nên lựa chọn loại đã có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí quốc tế công nhận.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Trong dòng thực phẩm chức năng dành cho người bệnh tim mạch có nguồn gốc từ thảo dược, chỉ có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí quốc tế công nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Ích Tâm Khang giúp giảm đáng kể khó thở, mệt, đau ngực, ho, phù cho người suy tim, bệnh tim mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch