Ăn thường xuyên hơn
Để bắt kịp với công việc hay trách nhiệm với gia đình, con cái nên nhiều người không có đủ thời gian dành cho việc ăn uống, “nạp nhiên liệu” cho cơ thể. Họ bỏ bữa, ăn không đúng bữa hoặc chỉ ăn qua loa, đại khái cho có. Cũng có khi do phải chờ đợi quá lâu để có một bữa ăn ưa thích hay đang lúc phân tâm, mải lo nghĩ đến điều gì nên các món ăn không đem lại cảm giác ngon miệng, dễ chịu cho bạn. Cuối cùng là đến hơn 4 - 5 giờ bạn không ăn.
Ngay cả việc nhịn ăn, khiến cơ thể bị bỏ đói dẫn đến một loạt các hệ lụy đi kèm để giảm cân cũng không phải là cách làm sáng suốt. Cơ thể cần một nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho các hoạt động về thể chất và tinh thần. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, các tác dụng phụ sẽ xuất hiện, bao gồm: đau đầu, lo lắng, bị kích động, chân tay uể oải và thấy bản thân không còn chút sức lực để làm bất cứ việc gì.
Để giữ cho tâm trí và cơ thể được ổn định, bạn nên đặt thông báo ở điện thoại di động của mình để nhắc nhở bản thân tạm dừng các hoạt động, đứng dậy và đi ăn trưa hoặc có một bữa ăn nhẹ. Nếu không đủ thời gian cho một bữa ăn chính, bạn có thể chọn các loại thức ăn mình thích nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để trong túi, ngăn bàn làm việc. Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian, lại không để cơ thể bị “bỏ đói”. Các loại hạt, quả được sấy khô, không đường như hạnh nhân, quả anh đào, quả óc chó và quả sung dùng làm đồ ăn vặt rất hay.
Tăng cường các loại chất xơ
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể. Chúng làm bạn mất nhiều thời gian hơn trong việc nhai, nghiền thức ăn nhưng lại giúp lấp đầy dạ dày, điều hòa lượng đường trong máu và phản ứng insulin, làm ổn định năng lượng trong một thời gian dài. Thêm vào bữa ăn với thực phẩm giàu chất xơ, trung bình khoảng 15 gram mỗi ngày, nhưng mục tiêu nên là ít nhất 25 gram.
Cả protein và chất béo đều làm tăng cảm giác no, giúp bạn trì hoãn sự trở lại của cơn đói. Do đó, kết hợp chúng vào bữa ăn là một cách thông minh để tránh biến động lượng đường trong máu và giúp ổn định tâm trạng của bạn. Nếu trong bữa ăn có ít chất xơ, protein và chất béo (như là kẹo ngọt, bánh mì tròn với mứt hoặc một bát mì ống với nước sốt cà chua, bạn có thể nhận thấy cơn đói nhanh chóng trở lại, ngay cả khi bạn tiêu thụ một phần lớn. Trong thực tế, hai bữa ăn với số lượng calo giống hệt nhau có thể gây ra hậu quả đáng kể khác nhau về năng lượng, trao đổi chất và tâm trạng.
Do vậy, bạn nên bổ sung vào bữa ăn của mình một số protein nạc hoặc chất béo lành mạnh tốt cho tim mạch (tốt nhất là cả hai). Đậu và đậu lăng, trứng, thịt hải sản, gia cầm là các nguồn cung cấp protein cho cơ thể. Các chất béo lành mạnh bao gồm bơ, các loại hạt, bơ hạt đậu, ô liu và dầu dừa nguyên chất.
Thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng
Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về việc làm thế nào một số thức ăn và các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến tâm trạng. Vì vậy nếu muốn duy trì sự sáng tạo và hoạt bát, sự lựa chọn của bạn là chìa khóa. Ví dụ, quế đã được chứng minh giúp tăng cường sự tập trung, quả óc chó giúp bạn đưa ra cách lập luận hiệu quả và mang tính tích cực.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học yêu cầu gần 300 thanh niên hoàn thành nhật ký thực phẩm hàng ngày trong 3 tuần, trong đó bao gồm xếp hạng tâm lý và tâm trạng liên quan đến. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tiêu thụ các loại trái cây và rau quả cao hơn mang lại nhiều năng lượng hơn, giúp bình tĩnh và mang lại những cảm xúc tích cực.
Nhâm nhi để bình tĩnh
Một trong những cách tốt nhất để điều chỉnh tâm trạng của bạn là tránh đồ uống có đường và chất ngọt nhân tạo, thay vào đó là nước lọc và trà xanh không đường nóng hoặc lạnh để có thể nhâm nhi.
Bình luận của bạn