Diễn viên Trung Dũng: Sức khỏe là trên hết

1,8 tỷ người sẽ được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

5 'siêu thực phẩm' cho sức khỏe phụ nữ

Rau quả tốt cho sức khỏe tâm thần

Báo động hàng loạt mỹ phẩm gây hại cho sức khỏe

Facebook sẽ phát triển thêm mảng 'chăm sóc sức khỏe'

Hatha Yoga & sức khỏe cột sống

So với những đồng nghiệp nam cùng thời của anh như Chi Bảo, Quốc Thái, Trung Dũng không phải là gương mặt được quá nhiều người biết đến bởi lối sống cũng như các vai diễn của anh khá lặng lẽ. Nhưng có một điều không ai phủ nhận là dù vào vai lớn hay nhỏ, phim điện ảnh hay truyền hình, hóa thân của chàng trai tốt nghiệp khoa diễn viên trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh năm 1997 này đều cho thấy lòng yêu nghề và một tinh thần lao động nghiêm túc. Sau vai chính trong phim truyện nhựa Đam mê ra mắt năm 2013, Trung Dũng đang bắt tay vào dự án điện ảnh mới dựa trên ý tưởng của chính anh: Lạc giới - một tác phẩm đề cập đề tài đồng tính - do Phi Tiến Sơn làm biên kịch kiêm đạo diễn.


“Lương khô” của các đoàn phim

Dư luận không khỏi thắc mắc lý do gì anh nảy ra ý tưởng cho kịch bản phim Lạc giới và anh cùng đạo diễn Phi Tiến Sơn đã hợp tác thế nào để biến những ý nghĩ trong đầu thành câu chữ trên giấy?

Trong một lần đóng phim, tôi có dịp đặt chân đến Ninh Thuận. Nhìn khung cảnh hoang sơ của vùng đất này và chứng kiến cuộc sống giản dị của những người dân du mục chuyên chăn dê ở đây, tôi chợt nảy ra ý định làm một bộ phim lấy bối cảnh ở Ninh Thuận và có nội dung đề cao tình phụ tử. Khi tôi đem ý định này chia sẻ với hai đồng nghiệp thân là đạo diễn Phi Tiến Sơn và diễn viên Kim Khánh, cả hai ủng hộ và đề nghị chuyển đường dây tình cảm trong phim sang một hướng khác sao cho lạ hơn. Đó là tình yêu giữa một tên tội phạm giết người với một chàng trai trẻ. Suốt thời gian dài, cả ba chúng tôi ngồi lại với nhau, mỗi người đảm nhận một vai và phát triển câu chuyện cho hoàn chỉnh. Kịch bản hoàn tất cách đây một năm, hiện đoàn phim đang tiến hành tuyển diễn viên để đến tháng Sáu sẽ bấm máy.

Đồng tính trên màn ảnh VN là đề tài hết sức nhạy cảm và rất ít phim khai thác. Bản thân anh và ê kíp sản xuất sẽ làm thế nào để người ngoài cuộc cảm thấy thông cảm với những người “lạc giới” còn “người trong cuộc” không thất vọng cho rằng không nhìn thấy mình trong đó?

Thông điệp của phim là đề cao tình yêu, giúp con người biết sống tốt, yêu thương và hy sinh cho nhau nhiều hơn. Sau khi kịch bản hoàn thành, tôi đưa cho nhiều người quen đủ mọi thành phần nghề nghiệp, giới tính, đọc và phát cho mỗi người một phiếu thăm dò ý kiến về những tình tiết, câu thoại trong phim. Nhờ vậy mà tôi có thể thu thập và chọn ra những góp ý đắt giá giúp bộ phim đạt độ chân thật cao. Đây là cách mà các đoàn phim nước ngoài hay làm nhưng ở ta, ít ai áp dụng.

 

Ngoài vai trò “người cha tinh thần” của bộ phim, anh còn đảm nhận vai Trung - một tên tù vượt ngục. Vì sao hai nhân vật chính kia đoàn phim chủ trương tìm gương mặt mới, vai tên tù vượt ngục lại do anh đảm nhận. Anh kỳ vọng gì ở vai diễn mới nhất này?

Tôi tự thấy mình giống “lương khô” của các đoàn phim, bởi mỗi khi phim nào cần người đảm nhận những vai diễn phụ nhưng “khó nhằn” họ đều nghĩ đến tôi. Vai tù nhân tên Trung trong phim không chỉ phải hy sinh nhiều về mặt ngoại hình mà còn nặng về tâm lý để diễn tả một người tình đồng tính. Tôi muốn đây sẽ là vai diễn chứng tỏ sự lột xác của mình về cả ngoại hình lẫn lối diễn. Từ nay đến tháng Sáu, tôi phải giảm ít nhất 7kg, tuy vậy vẫn đảm bảo thân hình săn chắc, rắn rỏi vì một tù nhân luôn phải lao động chân tay hàng ngày nên cơ bắp không thể bủng. Phim có nhiều đoạn hành động rượt đuổi trên đèo, đòi hỏi thể lực phải tốt. Ngoài ra, còn có vài cảnh nhân vật của tôi phải “nuy” toàn thân. Làm phim chiếu rạp dù gì cũng phải tính đến yếu tố kéo khách chứ trước giờ tôi luôn từ chối đóng những cảnh cởi áo. Đặc biệt là trong phim truyền hình, vì ánh sáng phim truyền hình không chuẩn như phim nhựa, có đẹp lên hình cũng thành xấu, “giết chết” diễn viên như chơi.

Sức khỏe trên hết

Lăn lộn trong nghề này đã lâu, đối với anh thành công của một diễn viên có thể tính bằng số tiền cát sê được trả hay không?

Ở VN, diễn viên muốn khai cát sê bao nhiêu mà chả được, đâu ai kiểm chứng, vì hợp đồng chỉ có nhà sản xuất và diễn viên ký với nhau, không được phép tiết lộ cho bên thứ ba, nên không ít người cố tình “hét” thiệt cao để chứng tỏ ta đây “có giá”, “hét” xong chỉ cần bỏ nhỏ với nhà sản xuất đừng tiết lộ con số thực giùm là được. Với tôi, tiền bạc là chuyện tế nhị, không bao giờ nên đề cập. Những người không thực sự yêu nghề, chỉ muốn dùng mác diễn viên để tính toán làm ăn chuyện gì khác mới lấy cát sê ra nói để nâng giá mình. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những đồng nghiệp như Thái Hòa được tôn vinh là “ông vua phòng vé”, tôi lại thấy mừng và tự hào, vì thành công của Thái Hòa chứng tỏ những người qua đào tạo bài bản ở trường lớp như anh sẽ tìm được vị trí xứng đáng trong nghề.

Có vẻ như anh không chỉ kỹ tính với công việc mà còn kỹ tính với cả đồng nghiệp?

Nhiều lúc thấy đồng nghiệp chạy sô nhiều phim cũng ham, nhưng nghĩ đi nghĩ lại nếu xuất hiện tràn lan quá cũng bi kịch. Tôi rất dị ứng với những diễn viên tuyên bố đang ở đỉnh cao của nghề nghiệp. Những nghề khác có thể có đỉnh cao thật sự, nhưng tôi nghĩ nghề diễn không bao giờ có điểm dừng. Hôm nay diễn hay, được nhiều người khen, nhưng có thể hôm sau diễn dở là chuyện bình thường. Mỗi khi nhận kịch bản, tôi phải biết diễn viên đóng chung với mình là ai thì mới nhận lời. Làm việc với diễn viên trẻ, tôi thường đề nghị họ tập với tôi nhiều lần trước khi quay để chỉ quay một-hai lần thôi chứ phải làm lại nhiều lần dễ đánh mất cảm xúc. Nhiều người thấy vậy cho là tôi tự tin, tự kiêu nhưng tôi mặc kệ, mình đâu thể làm vừa lòng tất cả.

 


Vậy còn chuyện mọi người hay “kêu ca” anh kỹ tính ngay trong chuyện ăn uống hàng ngày thì sao?

Tôi tự đi chợ, nấu ăn mỗi ngày. Tôi được rèn tính tự lập từ nhỏ, dù là con út trong nhà. Tôi tự nấu cơm khi mẹ về trông coi ruộng vườn ở dưới quê, tự cắt rau muống, nấu cháo cho heo ăn, đỡ đẻ cho heo. Lúc bảy-tám tuổi tôi tự nuôi heo, gà, cá… bán kiếm tiền tiêu xài. Lúc nào đi quay tôi cũng tự mang thức ăn theo. Không phải tôi kén ăn nhưng thức ăn mình nấu thì hợp vệ sinh và giàu dinh dưỡng hơn. Không chỉ để tâm chuyện ăn uống, tôi còn chú trọng tập luyện thể hình bốn tiếng/ngày. Duy trì thói quen này cũng khó, vì nhiều lúc đóng phim xong chỉ muốn về nhà ngủ ngay, nhưng phải cố một phần để rèn luyện sức khỏe, một phần vì lý do nghề nghiệp. Ở VN, diễn viên ngoài 35 tuổi xem như vứt đi, nhất là diễn viên nam rất ít người giữ được phom dáng không bị béo phệ. Tôi cố gắng giữ thể hình chắc gọn để lên hình cho đẹp, đó cũng là cách mình tôn trọng nghề, tôn trọng khán giả.

“Tôn thờ” nghề nghiệp của mình như vậy, anh nghĩ gì trước thực trạng lạm phát diễn viên, phim Việt đang bị khán giả quay lưng như đánh giá hiện nay của nhiều người?

Quả thực bây giờ đi ra đường có cảm giác ai cũng có thể đóng phim, thành diễn viên. Nhưng số người thành công với vai diễn thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dường như nhiều người khoái làm diễn viên chỉ vì họ bị choáng ngợp bởi ánh hào quang của nghề diễn, muốn được đám đông trầm trồ chứ không thực sự có đam mê. Với một thái độ làm nghề như vậy khó trách sao nghề này dễ bị khán giả xem thường. Dù vậy, được cái khán giả VN không bao giờ quay lưng với phim Việt, theo tôi người Việt vẫn có tâm lý thích xem phim Việt hơn miễn là phim làm tử tế.

Vậy anh cảm thấy tâm đắc nhất điều gì khi sống bằng nghề này?

Chính vì tư tưởng luôn xem nghề là “đạo” nên trước đây mỗi khi nghe người khác xúc phạm công việc của mình, tôi rất bức xúc. Nhưng dần dần tôi không còn lưu tâm đến những điều đó nữa, miễn bản thân cảm thấy hạnh phúc.

Anh có một công việc mà mình yêu thích và một mái nhà bình yên để đi về, tóm lại đã an cư lạc nghiệp, khi nào anh tính tới chuyện hệ trọng hơn cả hai chuyện đó: lấy vợ, có con?

Cha mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn nhắc, nhưng đàn ông lập gia đình muộn cũng không sao. Mấy anh chị tôi đã có gia đình, cha mẹ tôi có cháu nhiều rồi, đâu cần đợi tôi sinh con để ông bà có cháu nối dõi tông đường (cười). Nhiệm vụ con trai út của tôi là chỉ muốn lo cho cha mẹ sống sung túc, an nhàn lúc về chiều. Nếu lấy vợ chắc gì mình đã lo được cho cha mẹ nhiều như khi còn độc thân. Kiếp này được làm con của cha mẹ chứ ai biết được kiếp sau có được nữa hay không, nên cái gì cũng phải lo cho cha mẹ trước đã.

vanhuong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện