Hatha Yoga & sức khỏe cột sống

 

Khi lên 12 tuổi, anh Nguyễn Hoàng Minh (Hà Nội) xuất hiện những cơn đau đầu tiên. Bố mẹ anh là bác sỹ nên nhanh chóng đưa anh đi khám ở nhiều nơi, nhiều bệnh viện lớn, nhưng không phát hiện được chính xác căn bệnh bởi những triệu chứng mơ hồ. “Hơn 5 năm sau mới xác định là viêm cột sống dính khớp – một căn bệnh cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm và có thể để lại di chứng nặng nề trong cuộc sống sau này. Biết vậy nhưng tính sao? Phải chấp nhận bệnh và kiên cường tìm cách điều trị thôi”, anh Minh kể.


Viêm dính khớp cột sống gây nên những tổn thương gây viêm, dính, cứng các đốt cột sống


Từ Vịnh Xuân quyền…

 Viêm dính khớp cột sống là căn bệnh mãn tính gây tổn thương các khớp cột sống, cùng chậu và các nơi khác dẫn đến dính khớp và cứng khớp. Khởi đầu bệnh là các cơn đau vùng thắt lưng, mông, đôi khi đau dọc xuống đùi. Đau nhiều về nửa đêm gần sáng, có cảm giác cứng cột sống và khó cúi khi giữ hai chân thẳng. Giai đoạn toàn phát, người bệnh đau cả khi thở mạnh, đau vùng gáy, tổn thương đốt sống cổ nên không quay không cúi dược đầu... có thể có những tổn thương ở khác như hở van động mạch chủ... Nặng hơn nữa thì dính cột sống hoàn toàn làm hạn chế sự vận động ở người bệnh.
Hiệ
n chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền và môi trường tương tác chặt chẽ với nhau làm bệnh khởi phát.

Thời gian đó, anh Minh được Giáo sư Trần Ngọc Ân – chuyên gia đầu ngành về Cơ Xương Khớp ở Việt Nam điều trị. Nhờ những chỉ dẫn tận tình của GS. Ân trong việc dùng thuốc và tập luyện khớp, những cơn đau của anh cũng giảm đi nhiều. “Hồi đó, GS. Ân có khuyên tôi nên tập thể dục, thể thao, những môn vận động nhẹ nhàng để khớp được hoạt động, tránh cứng khớp, cũng là nâng cao thể trạng và giảm đau”, anh Minh chia sẻ.

Đến năm 23 tuổi, anh Minh lần đầu tiên tiếp xúc với Vịnh Xuân quyền qua những h
ướng dẫn của GS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm. Là bác sỹ đồng thời là người học võ nên thầy hiểu rất rõ mối quan hệ giữa võ thuật với việc nâng cao thể trạng và chống bệnh tật. Thầy đã tư vấn, với căn bệnh của tôi, những động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển kết hợp với luyện nội công nhuần nhuyễn có thể đem lại những kết quả tốt”, anh Minh nhớ lại.

Với cá nhân anh Minh, sau 6 năm luyện Vịnh Xuân quyền, các bài luyện khí, tập thiền đã giúp anh kiểm soát những cơn đau luôn túc trực, cơ thể khỏe mạnh thêm, sức đề kháng được tăng cường, liều thuốc vì thế cũng giảm dần. Anh cho biết, 8 năm trở lại đây, hầu như anh không còn phải dùng thuốc giảm đau nữa. Mỗi khi đau, anh chỉ cần ngồi thiền là giảm hẳn.

Bên cạnh đó, những động tác võ thuật đã giúp anh nâng cao thể lực, thả lỏng cơ thể… giúp việc vận động dễ dàng hơn. “Chẳng thế mà, sau 10 năm gặp lại, GS Nguyễn Ngọc Ân không tin rằng, tôi có thể “chống chọi” lại căn bệnh tốt đến vậy. Những kết quả kiểm tra tổng quát sức khỏe cho thấy, nhờ phương pháp luyện khí và những thế võ nhẹ nhàng, uyển chuyển đó mà tôi đã thoát khỏi những di chứng của bệnh (thường gia tăng theo thời gian mang bệnh) và tạo nền tảng căn bản cho những phương pháp tập luyện sau này”, anh Minh cho biết.

… đến Hatha Yoga


GS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - người phát triển trường pháp Vịnh Xuân Quyền Phật gia - hướng dẫn anh Minh tập Vịnh Xuân Quyền chữa bệnh


Cùng với Vịnh Xuân Quyền, anh Minh còn theo một l trình tập luyện Hatha Yoga và luyện khí (thở). Những đợt tập luyện với thời gian tập luyện từ 4 giờ sáng cho đến 12 giờ đêm, rơi vào khoảng thông thường là “sâu giấc” nhất của con người được gọi là “nhập thất” (theo cách gọi của anh Minh – PV). Lịch tập kín đặc, được chia thành các “thời” (khoảng 2,5 giờ mỗi thời) cho tập yoga và tập thở. Xen giữa những “thời” tập luyện là những phút thư giãn với đi bộ, đi xe đạp ngoài thiên nhiên. Một chu trình tập như vậy đòi hỏi người tập phải tuân thủ 1 - 3 tuần. Với anh Minh, sau 3 tuần “nhập thất”, anh đã giảm 9kg nhưng tinh thần hoàn toàn thoải mái, cơ thể nhẹ nhõm, sức khỏe – đặc biệt là tình trạng cột sống - cải thiện rất nhiều.

Gọi là nhập thất” nhưng thực chất anh Minh đến nhà vườn của một người bạn cũng là người hướng dẫn anh tập Hatha Yoga để tập luyện. “Trong 10 ngày đầu, tôi đạt được những thành tựu đáng kể. Bạn có tin, lúc tập luyện, một hơi thở của tôi có thể kéo dài cả phút, “khí” được luân chuyển khắp cơ thể, sức khỏe có sự thay đổi lớn cả về lượng và về chất. Một mình tôi, với cái lưng đau, có thể cuốc một khoảnh vườn lớn để trồng rau, trồng cây thuốc – điều mà trước đó tôi cũng không dám tin”, anh Minh tiếp.

"4 động tác yoga và một chế độ tập luyện lại đem lại lợi ích đến vậy ư
Đúng, chỉ 4 động tác đơn giản cùng cách luyện khí bài bản, phù hợp với thể trạng đã đem lại cho tôi sự cải thiện đáng kể về sức khỏe”, anh Minh khẳng định một cách chắc chắn.

Một tháng đầu tập luyện 4 động tác yoga kết hợp với tập khí đã có kết quả rõ rệt: cột sống đàn hồi hơn, đỡ đau hơn. Đó cũng chính là lý do khiến tôi quyết tâm theo đuổi hình thức tập luyện này đến cùng, coi đó như những đợt điều trị tích cực với căn bệnh của mình”, anh Minh cho biết thêm.

 


Chỉ có 8 động tác nhưng hatha yoga có những tác động tích cực với sức khỏe thể chất và tinh thần


Điểm “hay” của phương pháp tập luyện này là nghe giảng kinh mỗi khi tập luyện. Thông thường, cái khó của người luyện khí là không “định” được tâm trí, để cho những ý nghĩ cứ “nhảy nhót” qua lại liên tục. Tiếng giảng kinh đều đều giúp bạn tịnh tâm hơn, chú trọng vào tập luyện hơn, giống như bạn lên chùa lễ Phật, cái tâm cũng thanh tịnh hơn vậy” – Nguyễn Hoàng Minh nói…

Kết
Kết thúc câu chuyện anh Nguyễn Hoàng Minh cho rằng, "Các phương pháp tập luyện khí công – dù theo “trường phái” nào - cũng không phải là công cụ y khoa toàn năng. Đáng nói là, việc tập luyện đúng phương pháp kết hợp với hiểu biết thấu đáo về nó sẽ mang đến cho con người những thành tựu nhất định. Và trên hết, nó mang đến cho họ một động lực để bền bỉ đấu tranh với bệnh tật để sống khỏe, sống lành mạnh!". Có lẽ, đây là chia sẻ hữu ích của một người đã, đang và sẽ liên tục đấu tranh với một căn bệnh mạn tính để nâng cao chất lượng cuộc sống cho mình.

 

Hatha Yoga được coi là nền tảng của tất cả các môn yoga, là sự cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi. Có 8 bước mà bất cứ người tập Yoga nào cũng phải trải qua trong đó chú trọng đến điều thân, điều tâm, điều khí để từ đó dẫn đến cảnh giới cao nhất là “hòa nhập vào vũ trụ”.

Điều thân
là các tư thế, giúp người tập làm chủ cơ thể, phục hồi và cân bằng thể chất, tinh thần, tình cảm. Có hàng ngàn tư thế, nhưng mỗi người tập bao nhiêu tư thế tùy theo mục tiêu tập luyện. Những tư thế này sẽ kích thích, xoa nắn các tuyến hạch nằm sâu trong cơ thể, cộng với sự mềm dẻo của gân cốt, làm cho người tập luôn cân bằng, khỏe mạnh. Sức khỏe tăng tiến kéo theo Tâm điều hòa, dần dần xóa bỏ bi quan, mặc cảm, lo sợ...

Điều khí
nên được hiểu là “dưỡng khí”, là thứ năng lượng vi tế chỉ có thể dẫn dắt bằng tâm trí đến một nơi hay toàn cơ thể. Việc luyện khí khá phức tạp, tùy thuộc vào sự “giác ngộ” của người tập, dù các bước cơ bản vẫn là thở sâu, chậm, đều, chú quán vào hơi thở. Điều khí thường kết hợp với điều tâm: kiểm soát và làm chủ các giác quan, “buông bỏ” hết những tác động xung quanh để chỉ chú tâm vào hơi thở, vào những động tác mình đang tập: êm, chậm, sâu, đều... để đưa mình vào trạng thái nhẹ nhàng, khoan khoái của thiền.

 

Hiên Vân
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp