- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Cắt cụt chi do biến chứng thần kinh có thể đe dọa tới tính mạng
Ngày Đái tháo đường Thế giới: 10 sự thật có thể bạn chưa biết
Điều gì xảy ra khi người đái tháo đường ăn chuối?
Đời sống tình dục bị ảnh hưởng gì khi mắc bệnh đái tháo đường?
Uống rượu vang đỏ làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường ở phụ nữ
Nguyên nhân cắt cụt chân ở người đái tháo đường
Viêm loét, nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn là cắt cụt chân ở người đái tháo đường có thể là hậu quả của quá trình kiểm soát đường huyết không tốt, dẫn đến các biến chứng về thần kinh và mạch máu gây nên.
Thống kê cho thấy, có tới hơn 80% trường hợp người đái tháo đường bị cắt cụt chân mà nguyên nhân bắt đầu từ một vết loét ở chân. Khi đường huyết tăng cao sẽ khiến cho vết thương khó chữa lành, gây tổn thương nghiêm trọng đến các mô, xương, dẫn đến nhiễm trùng và người bệnh phải cắt cụt chân để bảo vệ cơ thể.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Nồng độ đường trong máu cao, hút thuốc lá, đau dây thần kinh ngoại vi, sẹo lõm hoặc lồi, có tiền sử bị loét chân, bệnh thận hoặc tăng huyết áp (140/80mmhg)… có thể khiến người đái tháo đường có nguy cơ cao bị cắt cụt chân. Chính vì vậy, để phòng tránh biến chứng cắt cụt chân do đái tháo đường, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc bàn chân hiệu quả, kiểm soát đường huyết ổn định, chú ý các dấu hiệu sớm của biến chứng và cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Điều gì xảy ra, nếu cắt cụt chân là lựa chọn duy nhất của người đái tháo đường?
Người bị đái tháo đường cần kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện biến chứng sớm
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, bác sỹ có thể đưa ra các phương pháp điều trị tổn thương chân khác nhau. Nhưng, đa số việc điều trị sẽ tập trung vào loại bỏ các mô chết, giữ vết thương sạch sẽ, thúc đẩy việc kiểm soát đường huyết và theo dõi thường xuyên vết thương hơn (ít nhất 1 lần trong khoảng 4 tuần).
Khi tình trạng tổn thương mô trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc nhiễm trùng, đe dọa đến mạng sống thì lựa chọn duy nhất là cắt cụt chân của người bệnh. Bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ các mô bị tổn thương và cố gắng giữ lại càng nhiều mô khỏe mạnh càng tốt. Sau khi phẫu thuật, bạn có thể sẽ được giữ lại trong bệnh viện để theo dõi và vết thương sẽ lành lại hoàn toàn sau khoảng 6 tuần.
Bác sỹ có thể tư vấn cho bạn thêm một số liệu pháp điều trị như:
Một nhà nội tiết học: Chuyên gia y tế được đào tạo chuyên khoa về điều trị đái tháo đường và các rối loạn liên quan đến hormone khác sẽ giúp bạn trong điều trị bệnh.
Một chuyên gia vật lý trị liệu: Người sẽ giúp bạn phục hồi lại các chức năng, sự cân bằng của cơ thể và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng chân tay giả, xe lăn, hoặc các thiết bị hỗ trợ khác.
Một nhà trị liệu chuyên khoa nghề nghiệp: Giúp bạn cải thiện các kỹ năng hàng ngày, bao gồm cả việc dạy bạn cách sử dụng các sản phẩm thích nghi với việc mất chi để cải thiện hoạt động hàng ngày.
Một bác sỹ tâm lý: Đây có thể là một nhà tâm lý học hoặc chuyên gia tâm thần học. Họ có thể giúp bạn giải quyết những cảm xúc, hoặc các vấn đề tâm lý của người bệnh liên quan đến phản ứng của người xung quanh.
Nhân viên xã hội: Người có thể hỗ trợ bạn trong việc tiếp cận các dịch vụ nhân sinh và lên kế hoạch chăm sóc cho bạn.
Lưu ý: Ngay cả sau khi bị cắt cụt chân, điều quan trọng là bạn vẫn phải tuân thủ theo liệu trình điều trị đái tháo đường của bác sỹ. Đặc biệt là cần chú ý kiểm soát đường huyết và các dấu hiệu chặt chẽ hơn, bởi những người bị cắt cụt chi sẽ có nguy cơ cao hơn so với những người khác.
Quang Tuấn H+ (Theo Mayoclinic)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết tự nhiên, phòng ngừa biến chứng trên da, mắt, thận, thần kinh, tim mạch do đái tháo đường.
Bình luận của bạn