Nhiệt miệng lâu ngày - trẻ dễ bị suy dinh dưỡng

Nhiệt miệng tuy lành tính nhưng nó khiến các bé đau rát, khó chịu

Áp dụng 10 cách này ngay khi bị nhiệt miệng!

Trị loét miệng bằng tinh dầu và kem chống nắng

Lở loét miệng nhanh đỡ nhờ thực phẩm và TPCN

Biểu hiện ung thư lưỡi dễ bị nhầm với nhiệt miệng

Đặc điểm của bệnh nhiệt miệng

Triệu chứng đầu tiên của bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là trẻ bị xuất hiện những mụn nước nhỏ trong miệng. Những mụn nước nhỏ này thường có đường kính từ 2 - 10mm. Khi bắt đầu bị nhiệt, trẻ không bị sốt, không bị sưng tấy các vùng xung quanh mụn nước này. Tuy nhiên, những nốt mụn nước này rất dễ bị vỡ và để lại các vết viêm loét ở niêm mạc. Các vết loét thường xuất hiện ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng. Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau, thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên má. Chính vì vậy trẻ bị nhiệt miệng thường biếng ăn hoặc không ăn uống được. Nhiệt miệng lâu ngày có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ bị nhiệt miệng thường khó chịu và không chịu ăn uống

Những nguyên nhân làm trẻ bị nhiệt miệng

Thời tiết thay đổi, hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ bị suy giảm, từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra, cơ thể bé bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người cũng khiến cho nhiệt miệng gia tăng và phát triển. Trong một số trường hợp, nhiệt miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B. 

Làm khi gi trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp con dễ chịu hơn: 

- Cho con súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến các vết loét lành hẳn.

- Dùng mật ong: Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đồng thời, chỉ sử dụng cách này khi chắc chắn mình có được mật ong đảm bảo chất lượng.

Mật ong giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả

- Chè xanh: Theo khoa học những thực phẩm có vị chát như chè xanh, rau diếp cá, húng chanh, vỏ xoài… có tính sát trùng rất cao. Vì thế, mẹ có thể tận dụng những nguyên liệu này để sát khuẩn và làm lành vết thương cho bé. Cách làm: Mẹ có thể cho bé ngậm nước chè xanh khoảng từ 5 - 10 phút. Lưu ý, mẹ chỉ cho bé ngậm không nuốt. 

- Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị loét miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì. Việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau hơn. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính acid vì có thể làm nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

- Uống nhiều nước: Mất nước làm tình trạng nhiệt miệng thêm nghiêm trọng. Các vết loét có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang uống đủ luợng nước mỗi ngày. Có thể uống nước oresol nếu tình trạng nhiệt miệng nặng khiến bé bị sốt.

- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các sản phẩm thực phẩm chức năng là giải pháp an toàn, hiệu quả để phòng nhiệt miệng cho trẻ. Thực phẩm chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể giúp trẻ tự bảo vệ cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp do vi khuẩn, virus gây ra.

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều loại kem, thuốc bôi trị nhiệt miệng cho bé nhưng các mẹ rất nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc bôi vì cơ địa và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi bé mỗi khác. Không nên tùy ý dùng thuốc có thể gây dị ứng hay những biến chứng không mong muốn cho con.

Chăm sóc con khi bị nhiệt miệng cần hết sức kiên trì vì bé đau rát, quấy khóc, không chịu ăn, uống thuốc, không cho kiểm tra miệng, dễ nôn trớ khiến trẻ sụt cân nhanh và lâu khỏi bệnh. Vì vậy, mẹ cần kiên trì nhẹ nhàng và phải theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng, giải nhiệt kịp thời giúp bé lành nhanh vết loét.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sỹ?
Thông thường, nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sỹ nếu có những dấu hiệu sau đây:
- Giảm cân nhanh chóng
- Đau ở vùng bụng
- Sốt cao bất thường
- Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy...
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ