Giảm đau do lở loét miệng bằng những cách không ngờ
Lở loét miệng nhanh đỡ nhờ thực phẩm và TPCN
Biểu hiện ung thư lưỡi dễ bị nhầm với nhiệt miệng
Trị nhiệt miệng hiệu quả bằng bài thuốc dân gian
Trị nhiệt miệng bằng thực phẩm
Lở loét miệng không phải là một loại bệnh nặng, nó do virus Herpes (Herpes Simplex Virus - HSV) gây ra, gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Loại virus này còn gây mất ngủ hay rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ em khi bị lở miệng dễ quấy khóc và không chịu ăn nên có thể dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng.
Những mẹo sau đây phần não sẽ giúp bạn phòng và chống được chứng lở loét miệng phiền phức:
1. Sử dụng kem chống nắng
Ánh sáng mặt trời soi trực tiếp có thể làm các vết lở trên miệng loét to hơn. Bạn nên sử dụng kem chống nắng mỗi khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để giảm đau và ngăn ngừa vết loét lan rộng. Bạn có thể dễ dàng thực hiện điều này với một thỏi son dưỡng môi có chỉ số chống nắng SPF trên 20.
Tìm hiểu cách lựa chọn kem chống nắng tại đây.
2. Gel nha đam
Gel nha đam được sử dụng để điều trị các bệnh về da như mụn rộp. Nó chứa vitamin, enzyme, khoáng chất, các acid béo giúp chống oxy hóa và giảm viêm, ngăn ngừa lây nhiễm. Hãy thoa gel nha đam lên vết loét vài lần mỗi ngày để giảm bớt sự khó chịu.
3. Sử dụng tinh dầu bạc hà
Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong cốc nước ấm và súc miệng 3 - 5 lần mỗi ngày (chỉ nên dùng trong 7 ngày liên tiếp), các thành phần kháng virus trong tinh dầu bạc hà giúp giảm lở miệng.
4. Tinh dầu vani
Nhỏ vài giọt tinh dầu vani và một nhúm bông y tế và chấm nó lên chỗ bị lở loét, giữ yên khoảng 1 - 2 phút, thực hiện 4 lần/ngày. Hoạt tính kháng viêm trong tinh dầu vani giúp giảm đau và hỗ trợ chữa lành lở miệng.
5. Trà hoa cúc Echinacea
Trà hoa cúc Echinacea đặc biệt hữu ích cho những người có hệ miễn dịch yếu - rất cần cho quá trình giảm viêm, giảm đau do lở miệng gây ra.
6. Dùng bàn chải đánh răng mới
Bàn chải đánh răng của bạn có thể là nơi ẩn chứa virus Herpes gây ra lở miệng, vì vậy hãy thay một chiếc mới để tránh lây nhiễm hoặc khiến mình tái mắc bệnh sau khi đã điều trị khỏi.
7. Không chạm vào vết lở loét
Tay bạn có rất nhiều vi khuẩn, vì vậy, đừng chạm tay trần vào vết lở loét để tránh lây nhiễm. Hãy sử dụng vải sạch, bông y tế sạch mỗi khi muốn chạm vào vết thương.
8. Chườm đá lạnh
Hãy bọc đá lạnh vào một miếng gạc hoặc khăn sạch và chườm lên chỗ đau. Điều này giúp giảm đau và sưng nhanh chóng.
Lưu ý: Muốn có một kỳ nghỉ Tết vui vẻ trọn vẹn, phải biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách. Để phòng ngừa bệnh, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Bình luận của bạn