Huyết áp thấp tuổi teen: Thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua

Điều trị huyết áp thấp ở người trẻ như thế nào?

Người huyết áp thấp có nên uống rượu?

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng huyết áp thấp?

Làm sao để chấm dứt cơn đau đầu do huyết áp thấp?

4 cách đơn giản ngăn ngừa huyết áp thấp

Huyết áp thấp là gì?

Việc ổn định huyết áp là rất quan trọng, bất kỳ sự tăng - giảm nào so với mức bình thường đều đáng lo ngại. Tuy vậy, từ trước tới nay hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến tăng huyết áp mà chưa thực sự chú ý đến huyết áp thấp. Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.

Huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến, nghiều người tưởng rằng huyết áp thấp chỉ thường gặp ở phụ nữ, người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, huyết áp thấp vẫn có thể gặp ở độ tuổi trẻ hơn, mức độ có thể dao động từ chóng mặt, khát nước liên tục, nhịp tim bất thường…

Nhiều yếu tố có thể gây ra huyết áp thấp ở người trẻ như: Mắc các vấn đề tim mạch; Rối loạn nội tiết tố; Nhiễm trùng; Sử dụng một số loại thuốc; Mất máu; Bệnh tiêu chảy; Vấn đề về thận; Mất nước; Mang thai; Vấn đề về gan; Béo phì; Chế độ ăn không khoa học; Căng thẳng, stress; Mất ngủ, thiếu ngủ…

Theo nhiều chuyên gia y tế, hầu hết người trẻ bị huyết áp thấp là do mất nước kéo dài, các vấn đề nội tiết tố, thói quen ăn uống kém, sụt cân nghiêm trọng và thiếu ngủ.

Triệu chứng của huyết áp thấp ở người trẻ

Khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây ở những người trẻ, nó có thể là một dấu hiệu của huyết áp thấp. Nếu các triệu chứng này kéo từ 2 ngày trở lên, hãy đi khám bác sỹ ngay: Ngất xỉu; Mệt mỏi; Đau đầu; Da nhợt nhạt; Buồn nôn; Rối loạn nhịp tim; Thiếu tập trung; Phiền muộn; Quá khát nước; Mắt mờ; Chóng mặt; Yếu cơ, chân tay bủn rủn…

Điều trị và chăm sóc người trẻ bị huyết áp thấp:

Việc điều trị huyết áp thấp như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Ví dụ, nếu huyết áp thấp là do vấn đề nội tiết tố như rối loạn tuyến giáp thì nên bắt đầu từ điều trị các vấn đề tuyến giáp.

Ngay cả khi chưa xác định được nguyên nhân chính xác của chứng huyết áp thấp,  bạn vẫn có thể thực hiện theo kế hoạch chăm sóc, điều trị để nâng cao và duy trì huyết áp ở mức tối ưu theo các bước sau:

- Nên ăn nhiều muối hơn người bình thường (10 - 15gr muối/ngày hoặc làm theo hướng dẫn của bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng).

- Người trẻ thường có lối sống năng động, các hoạt động thể thao, vui chơi thường dẫn tới mất nước. Nếu bạn không bù nước kịp thời cho cơ thể có thể dễ dàng ảnh hưởng đến huyết áp và dẫn tới huyết áp thấp. Chính vì vậy, hãy uống đủ nước (thường là 1,5 - 2 lít chất lỏng/ngày, tùy vào thể trạng và nhu cầu của cơ thể).

- Nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt để bù đắp cho sự mất máu vì mất máu quà nhiều có thể gây nên huyết áp thấp.

- Chế độ ăn nên cung cấp chất béo lành mạnh, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sữa ít chất béo.

- Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, yoga,…

- Ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng và lưu ý nên uống ngay một cốc cà phê, trà đường nóng, dùng gừng, nhân sâm, hay các thuốc bổ tổng hợp vitamin khi bị hạ huyết áp

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng người bệnh huyết áp thấp có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các hoạt chất như magne lactacte, L - Carnitine fumarate giúp trợ lực co cơ tim và bảo vệ tính đàn hồi của thành mạch. Các hoạt chất này được kết hợp với các thảo dược tự nhiên như Quy đầu, Ích trí nhân, Xuyên tiêu giúp tăng lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng của huyết áp thấp như hoa mắt, chóng mặt...

Biết Tuốt H+

Thực phẩm chức năng dành cho người huyết áp thấp: Hồng Mạch Khang

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp