Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ gái tuổi dậy thì
Thiếu máu não điều trị thế nào?
Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim có thể dẫn đến suy tim
Liệu có thể uống trà xanh khi bị thiếu máu?
Vì sao nên ăn thực phẩm giàu chất sắt?
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bạn,
Thiếu máu tức là trong máu không có đủ lượng hồng cầu - các tế bào mang oxy từ phổi đến nuôi các phần còn lại của cơ thể. Có rất nhiều loại bệnh thiếu máu, trong đó thiếu máu thiếu sắt là phổ biến nhất, bệnh xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt để tạo thành các tế bào hồng cầu.
Cơ thể được bổ sung thêm sắt từ thực phẩm và mất sắt khi bị chảy máu. Sự chảy máu làm mất đi rất nhiều tế bào hồng cầu và sắt. Đó là lý do vì sao phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt. Mỗi tháng, phụ nữ bị mất nhiều máu và sắt theo kỳ kinh nguyệt.
Các triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt thường không rõ ràng cho tới khi nó trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bao gồm: Da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, đau đầu hoặc ù tai. Bệnh được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu.
Thiếu máu thiếu sắt thường được điều trị bằng cách uống bổ sung sắt trong vài tháng. Con bạn cần được xét nghiệm máu trong quá trình điều trị để đảm bảo tình trạng thiếu máu đã hết hoặc đã được cải thiện.
Sắt được hấp thụ tốt nhất nếu uống giữa các bữa ăn. Bạn nên nhắc con gái uống bỏ sung vào giữa buổi sáng (giữa bữa sáng và bữa trưa), hoặc giữa buổi chiều (giữa bữa trưa và bữa tối).
Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn nhưng calci lại cản trở việc hấp thụ sắt. Vì vậy, bạn không nên cho con uống viên sắt cùng với sữa mà nên cho cháu uống kèm với loại nước chứa nhiều vitamin C (nước ép trái cây, rau và nước cam). Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường cho cháu ăn các thực phẩm giàu sắt, bao gồm:
- Thịt nạc, thịt gia cầm và cá;
- Ngũ cốc, bánh mì và mì ống có tăng cường chất sắt;
- Hoa quả khô (mơ, nho, mận khô);
- Các loại rau lá xanh (rau bina, cải xoăn, rau ngót);
- Ngũ cóc (gạo lức, mầm lúa mì);
- Các loại đậu, các loại hạt;
- Trứng.
Không nên tự ý cho trẻ tăng liều bổ sung sắt vì có thể gây hại cho cơ thể. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo lượng sắt cho phụ nữ trong độ tuổi 9 - 13 là 8mg/ngày và phụ nữ trong độ tuổi 14 - 18 là 15mg/ngày.
Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ gái tuổi dậy thì, dễ dàng chẩn đoán và điều trị. Bạn không nên quá lo lắng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Bình luận của bạn