Điều trị viêm tai giữa có nhất định phải dùng thuốc kháng sinh?

Hãy cẩn trọng khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ

Trẻ bị viêm tai đi máy bay có an toàn không?

Trẻ bị viêm tai: Các cách khắc phục tại nhà

Có phải cảm lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa?

5 biến chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc kháng sinh 

Các hướng dẫn mới nhất của Học viện Nhi khoa Mỹ nói rằng, trẻ hơn 2 tuổi bị sốt 38,8 độ C trở lên hoặc cảm thấy rất đau đớn, bạn nên đợi ít nhất 48 tiếng trước khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh. Điều đó là bởi, hầu hết các bệnh nhiễm trùng sẽ tự khỏi và dùng thuốc kháng sinh sẽ gây tác dụng phụ: Chúng tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong cơ thể, tạo nguy cơ gây ra Clostridium difficile - một bệnh nhiễm trùng đường ruột - có thể gây tiêu chảy nghiêm trọng. Dùng thuốc kháng sinh liên tục cũng khiến trẻ dễ bị kháng kháng sinh.

Thông thường, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu nhận thấy màng nhĩ của trẻ đỏ, có mủ hoặc phồng lớn. Nếu không, bác sỹ sẽ dặn, sau một vài ngày, nếu các triệu chứng không cải thiện, mới dùng thuốc kháng sinh. Nhưng, nếu trẻ thực sự khó chịu, đau đớn, hãy điều trị bằng thuốc kháng sinh ngay. 

Bị viêm tai giữa thường khiến trẻ quấy khóc, đau tai, kéo tai, sốt

Thuốc không kê đơn để giảm đau tai

Để làm dịu cơn đau của bé, hãy thử một loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Ibuprofen dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi, tác dụng kéo dài trong 6 giờ. Acetaminophen chỉ kéo dài 4 giờ.

Theo các chuyên gia, những loại thuốc nhỏ tai như chiết xuất tỏi có thể không có hiệu quả. Những giọt thuốc cũng có thể khiến bác sỹ khó nhìn rõ bên trong tai.

Cách giảm đau tự nhiên 

Cha mẹ hãy thử đắp một chiếc khăn ấm (không nóng) trên tai của bé để giảm đau và đánh lạc hướng của bé. 

Đặt ống thông hơi vào màng nhĩ (Ear Tubes) điều trị viêm tai giữa mạn tính 

Các ống thông hơi chỉ có kích thước bằng một hạt gạo và được đưa vào tai giữa thông qua 1 lỗ nhỏ trong màng nhĩ. Chúng bình thường hóa áp suất không khí trong tai giữa và giúp chất lỏng bị mắc kẹt thoát ra ngoài.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, nếu trẻ đã bị ít nhất 3 lần nhiễm trùng tai trong 6 tháng qua hoặc 4 lần nhiễm trùng trong năm qua, thì có lẽ bé cần được đặt ống thông hơi. 

Không phải tất cả trẻ em được đặt ống thông hơi đều có vấn đề về thính giác hoặc lời nói, nhưng nó sẽ giúp ngăn ngừa viêm tai, hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Sau khi đặt ống thông hơi vào, một nửa số trẻ sẽ không bị viêm tai nữa, nửa còn lại sẽ chỉ bị nhiễm 1 lần. 

Ống thông hơi thường tự rụng trong vòng 18 tháng. Nhược điểm lớn nhất là có thể (nhưng hiếm) có lỗ thủng trong màng nhĩ. 

Vân Anh H+ (Theo parents)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng