- Chuyên đề:
- Tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon
Ăn dặm đúng cách có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Nên cho bé ăn cá đồng hay cá biển?
Chế độ ăn chóng lớn cho trẻ 7 - 9 tháng tuổi
Thực đơn tập ăn dặm cho bé 5 - 6 tháng tuổi
Khởi đầu tốt đẹp cho bữa ăn dặm đầu tiên của bé
1. Cho trẻ ăn dặm khi nào?
Thường thì khi trẻ được 5 - 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu cho bé ăn dặm, nhưng cần có thêm các điều kiện sau:
- Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với khi mới sinh.
- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
- Bé biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
- Bé biết ngoảnh đầu đi nơi khác, khi không muốn ăn món nào đó.
- Lưỡi bé không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (tức là cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
2. Nguyên tắc cho bé bắt đầu ăn dặm
Mẹ đừng vội vàng, không học theo kinh nghiệm của người quen hoặc từ gia đình. Nhất là không áp dụng kiểu càng cho ăn nhiều càng tốt, và nhồi nhét thức ăn quá tải với bé. Mẹ cũng có thể cho bé ăn một vài món nhất định chứ không nhất thiết nay món này mai món kia, vì thời gian đầu nên làm những món dễ nuốt.
3. Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm
Tùy vào thể trạng của trẻ, mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm từ ít tới nhiều
Tránh cho trẻ ăn cơm sớm mà gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của bé. Tuỳ vào thể trạng cộng với sức đề kháng của mỗi bé, mẹ nên tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ dạng thức ăn lỏng đến dạng thức ăn đặc dần.
Đừng nhầm tưởng giữa ăn dặm và ăn chính nhé mẹ. Vẫn nên cho trẻ vừa bú ti vừa ăn dặm xen kẽ, nếu tạo ra sự thay đổi lớn quá nhanh, hệ tiêu hoá của trẻ sẽ khó làm quen với sự thay đổi này.
Dầu ăn rất quan trọng trong quá trình ăn dặm của trẻ. Dầu ăn rất dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu. Hơn thế nữa dầu ăn là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu vitamin D và calci.
Không thêm mắm muối vào thức ăn dặm cho con. Vì thận của bé vẫn còn yếu, khi nêm mắm, muối vào thức ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.
Trong mỗi bữa ăn dặm của trẻ phải có đủ 4 nhóm thức ăn:
Tinh bột (gạo, mì, bắp, khoai…): Cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng, hơn phân nửa nhu cầu về đạm và vitamin.
Đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…): Trong mỗi chén cháo, bột cần 1 muỗng thức ăn giàu đạm.
Dầu mỡ: Cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho chén bột mềm, dễ nuốt rất cần cho sự phát triển của não bộ. Mỗi chén nên cho 1 muỗng canh dầu.
Rau: Rất giàu vitamin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể, đồng thời cung cấp chất xơ giúp tránh táo bón cho trẻ. Mỗi chén cần 2 – 3 muỗng canh rau.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn nhiều rau quả như: Đu đủ, chuối, cam, cà rốt, bí đỏ, dưa hấu, kèm theo bổ sung cốm vi sinh giúp cho hệ tiêu hóa của bé tốt hơn, tránh tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón.
Lovely Hoa H+
Bình luận của bạn