Hóa chất trong đồ hộp có thể gây tăng huyết áp
Mang bệnh vì không biết sử dụng đồ hộp
Infographic: Người Mỹ đang dùng TPCN như thế nào?
Tăng huyết áp: Âm thầm mà nguy hiểm
Tăng huyết áp - Nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ
Trẻ suy dinh dưỡng dễ tăng huyết áp khi trưởng thành
Một vài nghiên cứu trước đây cho thấy BPA có liên quan đến một loạt vấn đề sức khỏe như tim mạch, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và tăng huyết áp.
BPA được sử dụng để làm lớp lót bên trong các hộp (lon) đựng thực phẩm chế biến sẵn, chai lọ nhựa, hộp đựng thực phẩm, chất trám răng... Theo các nhà khoa học, hóa chất này có thể xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình bảo quản.
60 người tình nguyện tham gia nghiên cứu (từ 60 tuổi trở lên, chia làm 2 nhóm) đã được theo dõi chỉ số huyết áp và đo nồng độ BPA trong nước tiểu sau 2 giờ uống sữa đậu nành đóng trong lon và đóng trong chai thủy tinh. Các nhà nghiên cứu cho biết, sữa đậu nành được dùng trong xét nghiệm là vì nó không chứa thành phần gây tăng huyết áp.
Thực phẩm đóng hộp có thể gây tăng huyết áp
“Kết quả cho thấy, huyết áp tâm thu tăng lên 5mmHg sau khi uống 2 lon sữa đâu nành”, TS. Yun-Chul Hong - Giám đốc Trung tâm Sức khỏe môi trường, Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), cho biết. Trong cơ thể, BPA hoạt động như hormone estrogen, chúng có thể tương tác với các tế bào trong tim, mạch máu nhạy cảm với estrogen.
Xét nghiệm nước tiểu cho thấy nồng độ BPA ở những người uống sữa trong lon cao hơn 16 lần so với nhóm dùng chai thủy tinh.
Mỗi 20mmHg huyết áp tâm thu tăng lên sẽ kéo theo gấp đôi nguy cơ bệnh tim mạch, “những người thường xuyên sử dụng thực phẩm hoặc đồ uống đóng hộp cần nhận thức được các nguy cơ sức khỏe từ việc này”, TS. Yun-Chul Hong cho biết.
Tháng 4/2008, Bộ Y tế Canada đã chính thức coi BPA là chất nguy hiểm. Cuối năm 2008, FDA (Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ), công bố các nghiên cứu rằng BPA an toàn khi được dùng trong các loại đồ hộp thực phẩm, kể cả bình sữa trẻ em. Tuy nhiên, FDA lại cho rằng, cần nghiên cứu thêm về sự nguy hại của BPA.
Bình luận của bạn