Đỗ quyên - Hoa đẹp, thuốc quý

Đỗ quyên không chỉ biết đến là một loại cây cảnh quý mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh

Đánh bại viêm phế quản bằng những bài thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian chữa say nắng mùa hè

Kinh nghiệm dân gian xử trí ngộ độc nấm

Những bài thuốc dân gian hay từ cây hàm ếch

Đỗ quyên

Đỗ quyên còn gọi là đỗ quyên đỏ. Tên khoa học là Rhododendron simsii Planch, thuộc họ đỗ quyên Ericaceae, tìm thấy nhiều ở Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum. Đỗ quyên là dạng cây bụi rụng lá, cao khoảng 2 m, phân cành nhiều, nhánh nhỏ mọc đứng, có vỏ màu xám đen. Lá mỏng, dạng bầu dục hay hình trứng ngược. Kích thước trung bình của lá dài khoảng 3 đến 5 cm, rộng từ 2 đến 3 cm.

Đỗ quyên được dùng để làm cảnh và cũng là một vị thuốc không thể thiếu trong nhiểu bài thuốc dân gian

Đỗ quyên là một loại cây ưa sáng, hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong quần xã rừng kín thường xanh từ lưng chừng núi đến đỉnh, núi đá vôi hoặc granit, quanh năm có sương mù, ẩm và lạnh, kéo dài về mùa đông. Đỗ quyên sinh trưởng chậm, phân cành và ra hoa quả nhiều hàng năm. Cụm hoa mọc ở ngọn thông và đầu cành thành tán giả.

Hoa đỗ quyên xếp thành tán từ 2 đến 6 đóa ở cành ngọn. Tràng hoa màu hồng hoặc đỏ tươi, đỏ thẫm. Mùa hoa từ tháng 12 đến tháng 3, Đỗ quyên có quả, quả nan tròn, dài 2 – 5 cm, có lông mềm.

Hoa đỗ quyên có vị chua, ngọt, tính ấm, tác dụng hòa huyết, điều kinh, khư phong thấp. Rễ có vị chua, ngọt, tính ấm, tác dụng hòa huyết chỉ huyết, khư phong chỉ thống. Lá vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Đỗ quyên có tác dụng chữa nhiều bệnh

Về tính vị, công năng: Đỗ quyên có vị đắng, tính ôn, có độc mạnh. Hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Có tác dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống, tán ứ tiêu thủng, chỉ khái, bình suyễn, sát trùng.

Lá Đỗ quyên chứa flavonoid, rhodotoxin và sparassel, trị mụn nhọt sưng lở, ngoại thương xuất huyết, mày đay (hay mề đay). Hoa và quả Đỗ quyên có tác dụng trị bệnh phụ khoa. Chẳng hạn như kinh nguyệt không đều, bế kinh, băng lậu. Ngoài ra còn trị phong thấp sưng đau, trĩ xuất huyết, đòn ngã tổn thương, thổ huyết, chảy máu mũi. Ngoài ra, rễ Đỗ quyên cũng có tác dụng chữa nhiều bệnh.

Đỗ quyên giúp giảm đau, tác dụng đối với hệ tim mạch, làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp, quả giúp giảm đau tốt hơn hoa. Hoa rất độc với côn trùng và cũng độc với người. Do vậy để chữa bệnh cần dùng đúng liều lượng khuyến cáo. 

Độc tính: Dùng quá liều sẽ gây ngộ độc với các triệu chứng tim đập chậm, huyết áp tụt, choáng. Giải độc bằng Atropin. Khi ngộ độc andromedotoxi sẽ có các triệu chứng như sau: chảy nước bọt, nôn mửa, bước đi loạng choạng, hô hấp khó khăn, tứ chi tê bại, loạn nhịp tim, lúc đầu chậm sau chuyển sang nhanh dần. Giải độc bằng Atropin.

Trong y học cổ truyền, Đỗ quyên được dùng chữa phong hàn thấp tý, đau xương khớp, đau dây thần kinh, viêm phế quản mạn tính, vết thương do đâm chém. Ở Trung Quốc, Đỗ quyên được dùng chữa nhịp tim quá nhanh, rung nhĩ, cao huyết áp.

Đỗ Quyên phối hợp với cà độc dược có tác dụng hiệp đồng, tăng cường tác dụng gây mê, giảm tác dụng phụ của cà độc dược, phối hợp với các thuốc hỗ trợ gây mê khác tốt.

Một số bài thuốc chữa bệnh của Đỗ quyên

Chữa chứng rụng tóc:

Hoa Đỗ quyên 15gr; cốt toái bổ 15gr; xuyên hoa tiên 30gr; cao lương 25gr; ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày.

Hoa Đỗ quyên có độc tính rất cao, cả với côn trùng và con người nên cần dùng theo liều lượng khuyến cáo của thầy thuốc.

Khi dùng lắc đều, dùng que bông thấm tẩm vào rượu rồi bôi xát vào vùng tóc rụng. Trước khi bôi rượu hãy dùng 1 lát gừng tươi chà xát vào da đầu cho đến khi da có cảm giác đau.

Chữa khí hư:

Hoa Đỗ quyên trắng 15gr, Móng giò lợn lượng vừa đủ, hầm nhừ làm canh ăn.

Rễ Đỗ quyên 15gr, cây Hàm ếch (Tam bạch thảo) 15gr sắc uống. 

Rong kinh:

Rễ Đỗ quyên 30gr, Kim anh tử 30gr, Tuyền phúc hoa 24gr, Tây thảo 15gr, Cát căn 12gr, sắc uống.

Rễ đỗ quyên 30 - 60gr, sắc uống cùng với một chút rượu vang. 

Hoa đỗ quyên 60rg sao rượu rồi sắc uống.

Sản hậu đau bụng: Rễ Đỗ quyên tươi 30 - 60gr, sắc uống

Chữa bệnh tim mạch có rối loạn vi tuần hoàn

Hoa Đỗ Quyên 10mg; đương quy 0,4mg; xuyên khung 0,2mg; sinh thảo 0,162mg. Chế thành dung dịch tiêm 2ml; tiêm bắp thịt (Trung Quốc trung y mật phương đại hoàng).

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất