Cha mẹ có thể dùng một số thảo dược thiên nhiên để trị viêm phế quản cho trẻ
Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì bệnh nhanh lùi xa?
Không khó để phân biệt trẻ bị viêm phế quản hay hen suyễn
Bé bị viêm phế quản sao uống kháng sinh mãi không khỏi?
Uống trà trị bệnh viêm phế quản, khó tiêu, viêm đường tiết niệu
Theo Đông y, viêm phế quản do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khi táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt làm thương phế, thận, phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, dưới đây là một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian.
Củ cải
Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa.
Người bệnh có thể kết hợp củ cải cùng mật ong theo các cách sau đây:
Bài 1: Nguyên liệu cần dùng củ cải, mật ong. Cách làm: Củ cải vắt nước trộn với mật ong, ngày 2 lần. Với trẻ nhỏ bị ho, dùng củ cải trắng xắt nhỏ nấu kỹ lấy nước uống cũng là phương thuốc thảo dược giảm ho hữu hiệu.
Bài 2: Hạt củ cải rửa sạch, phơi khô. Lấy vỏ quýt và gừng tươi cho vào nồi đun sôi kỹ lấy 40 – 50ml nước, sau đó thêm một thìa bột gạo quấy đều, đun chín. Lấy nước đó cho vào bột hạt củ cải, trộn đều đem viên thành viên nhỏ bằng hạt đỗ đen, uống 15 – 20 viên 1 lần. Bài thuốc này tốt cho người viêm phế quản, ho và nhiều đờm.
Tỏi
Trong tỏi chứa hoạt chất Allicin có tác dụng cải thiện máu lưu thông trong tổ chức phổi, giúp hô hấp dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều vitamin và hoạt chất chống viêm.
Các bài thuốc trị viêm phế quản từ tỏi:
Bài 1: Khi bị viêm phế quản, người bệnh có thể cắt một nhánh (tép) tỏi và nuốt, thực hiện 3 lần mỗi ngày hoặc làm cao tỏi mật ong theo cách: Tỏi (600gr) băm nhuyễn cùng mật ong (900gr) ninh thành cao. Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 3 muỗng canh.
Tỏi là một phương thuốc tuyệt vời cho người viêm phế quản
Bài 2: Tỏi bóc vỏ, giã nát cho vào lọ cùng với đường đỏ rồi cho giấm ăn vào sau đó bịt kín lọ, ngâm trong khoảng 15 ngày. Sau 15 ngày lấy ra uống, mỗi ngày uống 3 lần.
Gừng
Gừng có thể giúp giảm hiện tượng viêm đường hô hấp và ức chế sự thu hẹp đường thở. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng gừng chứa các hợp chất có tác dụng giãn cơ hô hấp như một số loại thuốc trị hen.
Bài 1: Gừng tươi rửa sạch, ép lấy nước, thêm mật ong rồi nấu thành cao, đóng lọ dùng dần. Khi dùng pha với nước sôi để uống, ngày 2 lần.
Ngoài trị cảm lạnh, gừng còn có tác dụng trị viêm phế quản
Bài 2: Nguyên liệu cần dùng là gừng tươi, rễ cây chè, mật ong. Cho gừng, rễ chè vào nồi, đổ nước vừa đủ, sắc một lúc, sau đó lọc lấy nước, bỏ bã đi. Cho mật ong vào nước vừa lọc được, khuất đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần.
Tía tô
Tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm, điều trị viêm phế quản ở trẻ em. Để chữa viêm phế quản, người bệnh có thể dùng lá tía tô để sắc uống hàng ngày.
Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm
Hành tây
Nước ép hành tây tươi chữa viêm và đau ngực ở người viêm phế quản. Với một nửa thìa nước ép hành tây, chắc chắn người bệnh sẽ tìm thấy cảm giác thoải mái. Ngoài ra, hành tây còn là một loại thuốc long đờm, giúp chất nhầy được lưu thông. Có thể sử dụng hành tây là nguyên liệu, nấu chín, nướng, súp và món hầm.
Trường hợp bệnh nhân bị viêm phế quản có các dấu hiệu nhẹ thì có thể điều trị ngoại trú, khi xuất hiện các triệu chúng như thở quá nhanh, có tím môi, đầu ngón chân, ngón tay, mạch nhanh, có huyết áp thấp, có biểu hiện của rối loạn ý thức như lú lẫn, nói lảm nhảm, la hét, co giật, bệnh nhân bị sốt cao trên 40 độ hoặc nhiệt độ cơ thể bị hạ xuống quá thấp... thì cần lập tức chuyển bệnh nhân vào bệnh viện và cần được theo dõi điều trị tại bệnh viện cho tới khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hoặc giảm hẳn.
Bình luận của bạn