Từ 21 - 23/11, người dân thủ đô sẽ có dịp tìm hiểu về các lễ hội, văn hóa các dân tộc vùng cao Tây Bắc
Rực rỡ sắc xuân chợ Tết Tây Bắc
“Đông ấm” cho đồng bào vùng cao
Tình nguyện vùng cao, IMC đến với Hà Giang
Muôn vàn biến tấu món chấm vùng cao
Những bác sỹ trẻ rời đồng bằng “đầu quân” lên vùng cao
Sự kiện được diễn ra nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) nhằm quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc vùng núi cao phía Bắc.
Tham gia ngày hội có 10 tỉnh, thành phố gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc và TP. Hà Nội. Trong khuôn khổ ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như: Giới thiệu ẩm thực vùng cao và nghề dệt thủ công của dân tộc Thái, trình diễn các điệu dân vũ và trang phục dân tộc, tái hiện phiên chợ vùng cao… Bên cạnh đó, chương trình còn tái hiện một số lễ hội đặc sắc của người dân tộc như: Lễ cúng tổ tiên, lễ rước dâu trong đám cưới của đồng bào Dao Đỏ (với sự tham gia của đồng bào đến từ Tuyên Quang, Lào Cai) và lễ cấp sắc của người Sán Dìu với sự tham dự của các nghệ nhân đến từ Vĩnh Phúc.
Ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: "Ngay tại Hà Nội có không gian của các cộng đồng dân tộc, bà con tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa tinh thần, đó là cơ hội đáng quý dành cho công chúng thủ đô tìm hiểu về nét đẹp truyền thống văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc của chúng ta".
Đặc biệt, tại không gian ngày hội sẽ phục dựng ngôi nhà sàn dân tộc Tày, trong đó giới thiệu nét văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày và sản phẩm tiêu biểu của đồng bào vùng cao…
Một số hoạt động chính trong khuôn khổ ngày hội:
Ngày 21/11:
19h30: Lễ khai mạc ngày hội “Hương sắc vùng cao tại Hà Nội 2016”.
Ngày 22/11:
8h30: Tái hiện đám cưới của dân tộc Dao Đỏ tỉnh Tuyên Quang.
16h: Tái hiện đám cưới của dân tộc Dao Đỏ tỉnh Lào Cai và lễ cấp sắc của dân tộc Sán Dìu (Vĩnh Phúc).
19h30: Trình diễn trang phục dân tộc, vòng xòe Tây Bắc.
Bình luận của bạn