Bố mẹ có thể dùng nhiều hình phạt khác thay vì đánh con
Dạy trẻ lịch sự trong ăn uống
Vì sao không nên dạy con "1+1=2"?
7 điều mẹ cần dạy con gái nhất về "chuyện ấy"
Học cách dạy con thành chính khách của ông Lý Quang Diệu
Đòn roi có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Việc sử dụng roi vọt với con thực chất chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề, quan trọng là cha mẹ cần có những “nghệ thuật” dạy trẻ đúng. Trên thực tế, không chỉ riêng Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác, nhiều bậc cha mẹ vẫn áp dụng phương pháp dạy con bằng đòn roi.
Sử dụng đòn roi nếu dừng lại ở mức độ cảnh báo nhẹ nhàng, trẻ sẽ ý thức được việc làm nào là không đúng, việc làm nào là sai. Nếu cha mẹ dùng đòn roi với mật độ sử dụng và cường độ ngày càng cao làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ trong suốt quãng thời gian phát triển và trưởng thành.
Dạy con bằng đòn roi là biện pháp mà nhiều cha mẹ vẫn áp dụng
Dùng đòn roi có thể khiến tâm lý trẻ bị tổn thương. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ dạy dỗ bằng roi vọt sẽ trở nên chai lỳ, tìm cách né tránh. Trẻ bị đánh nhiều khi còn nhỏ, lớn lên có thể trở nên lầm lỳ và có xu hướng bạo lực. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ đánh đập... thì dễ có nguy cơ bị stress, khủng hoảng tâm lý, luôn trong trạng thái căng thẳng, lo sợ.
Có đến trên 70% trẻ bị cha mẹ đánh đập, phạt đòn dữ dội khi đến tuổi 13 – 14 sẽ có những phản ứng cực kỳ xấu như bạo lực học đường, học kém, có xu hướng muốn bỏ học, có hành động phạm pháp, nghiện thuốc lá, nghiện rượu sớm, trầm cảm, tự tử, quan hệ tình dục trước tuổi, sử dụng chất kích thích…
Nên dạy con như thế nào?
Trong thực tế, không phải lúc nào đòn roi cũng có tác dụng đối với trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp, càng đánh trẻ càng lì lợm, khó bảo. Kết quả là những trận đòn đó lại có tác dụng ngược lại. Khi đã nhờn đòn, trẻ tỏ ra bất cần, thậm chí chống đối trước sự dạy bảo của cha mẹ. Có những trận đòn mà cha mẹ giáng xuống con trẻ thật oan ức. Có người chỉ vì giận vợ hoặc chồng mà trút giận lên con cái theo kiểu “giận cá chém thớt”. Những trận đòn như thế sẽ khiến trẻ không hiểu mình bị đánh vì lý do gì, hay ấm ức nghĩ chuyện nhỏ như vậy mà cũng bị đánh. Từ đó, trẻ rất dễ có thái độ không “tâm phục khẩu phục”, chúng sẽ oán hận người đã đánh mình.
Trẻ lớn lên trong đòn roi thường ngỗ ngược và thiếu vâng lời
Cha mẹ nên tỏ ra độ lượng, ân cần, chỉ ra những lỗi lầm của con. Cách làm đó sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với những lời quát mắng và những trận đòn roi. Hãy dùng tình thương, sự bao dung để khuyên răn, dạy bảo con trẻ, giúp trẻ nhận ra cái sai mà sửa, đừng biến những trận đòn thành phương tiện để trút giận lên đầu con trẻ. Điều cần và thiết thực nhất đối với một đứa trẻ là tình thương và sự nghiêm khắc của cha mẹ khi dạy dỗ con.
Chỉ nên dùng đòn roi với con sau khi nhắc nhở mà con không tiến bộ. Con có quyền được tận dụng một khoảng thời gian khắc phục lỗi sai trước khi cha mẹ phải dùng đến biện pháp mạnh hơn. Cha mẹ cũng nên giải thích rõ lý do vì sao con bị đánh. Không thể cứ lôi con ra để đánh tới tấp trong khi con còn chưa hiểu con sai ở đâu.
Bình luận của bạn