Dùng thuốc giải rượu: Cẩn thận rước bệnh vào thân

Lạm dụng thuốc giải rượu sẽ dễ rước bệnh vào thân

Tin thuốc giải rượu - hỏng gan

Giải rượu từ thực phẩm sẵn có

Lạm dụng rượu ngâm: Rước họa vào thân!

Uống rượu đỏ mặt, bắt bệnh ung thư!

Uống rượu cũng cần văn hóa!

Tiền mất tật mang

Trường hợp anh Đỗ Minh, ở Chung cư Botanic Tower (quận Phú Nhuận, TP.HCM) là một ví dụ cụ thể. Do tính chất công việc nên anh Minh thường xuyên phải đi tiếp khách, nhậu nhẹt. Hầu như lần nào đi anh đều trong trạng thái say khướt. Nghe bạn bè mách dùng một loại thuốc giải rượu thì thoải mái uống rượu mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe nên anh Minh đã tin dùng thường xuyên. Tuy nhiên, thời gian gần đây anh Minh thường xuyên thấy nhâm nhẩm đau bụng. Do công việc bận rộn nên anh Minh vẫn không đi khám. Chỉ đến khi anh bị xuất huyết dạ dày, nôn ra máu thì mới đi khám. Bác sỹ cho biết, do anh Minh nhậu nhẹt vô độ, lại thức đêm, làm việc căng thẳng nên đã bị loét dạ dày nghiêm trọng. Nếu không điều trị dứt điểm thì sẽ dễ biến chứng thành ung thư dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.

Sử dụng thuốc giải rượu: Tiền mất tật mang

Tương tự, anh Nguyễn Văn Thuận làm nghề thợ xây ở Cầu Giấy, Hà Nội vẫn không quên được cảm giác cách đây hai tuần khi anh nhậu say cùng cả đội thợ, rồi nghe theo một đồng nghiệp, anh đã tống vào người mấy viên paracetamol để hy vọng giảm cơn đau đầu và nhanh chóng giải rượu. Thế nhưng rượu chưa kịp giải được, đầu cũng chưa hết đau thì người anh đã mệt lả, mặt tái mét, nôn thốc nôn tháo và co giật. Cả bàn nhậu đã phải tạm gác để đưa anh Thuận vào cấp cứu tại Bệnh viện E.

Còn Chị Lê Hải Minh (29 tuổi, Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, do đặc thù công việc, chồng chị thường xuyên phải tiếp khách nên chị tìm mua thuốc giải rượu cho anh. Qua lời quảng cáo của một số bạn bè, chị đã bỏ ra cả triệu đồng mua một hộp “thần dược” chống say rượu có xuất xứ Đài Loan cho chồng uống. Tuy nhiên, tiền mất nhưng “lợi” không có, chỉ thấy “tật” mang, chồng chị đi uống rượu bia về vẫn say, đồng thời còn thấy sức khỏe suy yếu.

Rước bệnh vào thân khi lạm dụng thuốc giải rượu

Hiện nay loại thuốc này được quảng cáo với tính năng giải rượu siêu tốc có công dụng bảo vệ gan, chống say, giải hết độc tố trong cơ thể do uống bia rượu, làm mất những cảm giác khó chịu khi uống rượu, bia; Giúp người say rượu, bia nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường; giúp bảo vệ gan, ngăn chặn tác hại của rượu bia gây nên đối với cơ thể.

TS. Nguyễn Minh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần khẳng định, thuốc giải rượu, bia không phải “thần dược” mà chỉ là thuốc hỗ trợ. Các viên giải rượu có mặt trên thị trường hiện nay thực chất không phải thuốc mà là một dạng thực phẩm chức năng, thành phần chủ yếu là đường, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic và các enzyme... Nó có tác dụng tạm thời, hạn chế chuyển óa nhanh rượu thành những chất không gây độc như CO2 và nước.

Rượu khi vào cơ thể sẽ xâm nhập các tế bào và chuyển hóa thành acetaldehyde, một chất gây ra các biểu hiện say rượu, ngộ độc rượu. Các thành phần trong viên giải rượu giúp giảm sự tạo thành acetaldehyde và đào thải nó ra khỏi cơ thể do tác dụng của enzyme chuyển hóa Succinic acid, Fumaric acid, L-gluthamine. Với người uống nhiều rượu, các viên giải rượu tạm thời này sẽ không thể hóa giải hết lượng rượu, lượng cồn trong rượu nên người uống vẫn say xỉn và ngộ độc.

 Thuốc giải rượu không phải “thần dược” mà chỉ là thuốc hỗ trợ

Ở liều lượng cho phép, những chế phẩm như RU-21, ME-21, Mewol-21, Tylenol, Pamin, Decolgen… có thể giảm nhức đầu, sốt, đau nhức. Những loại thuốc trên làm cho người sử dụng dễ chịu và giữ lại lượng cồn, rượu trong ruột, tức là giữ chất độc lại trong cơ thể mà gan lại không thể lọc chất độc kịp. Hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, gây xơ gan và ung thư gan.

Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện Thanh Nhàn, dùng các loại sản phẩm giải rượu này thường xuyên sẽ làm tăng men gan, giảm chất bảo vệ gan, hoại tử tế bào gan, viêm loét đường tiêu hóa. Vì vậy, dùng nhiều loại thuốc giải rượu được cho là thần dược này rất dễ bị ngộ độc nặng.

Các bác sỹ cũng cảnh báo, dùng thường xuyên, quá liều, các loại thuốc giải rượu sẽ dẫn tới tăng các men gan như AST, ALT, gamma-GT, làm giảm chất bảo vệ gan, làm tăng tổng hợp acid béo và triglyceride trong tế bào gan, làm gan nhiễm mỡ; hoại tử tế bào gan; viêm loét đường tiêu hóa và tử vong.

Tóm lại, khi vào cơ thể, rượu xâm nhập hệ thần kinh rất nhanh, làm thay đổi chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Việc uống thuốc giải rượu vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho não. Vì vậy, người liên tục dùng thuốc và rượu sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi. Và việc giải rượu không thể bảo vệ hoặc phục hồi chức năng gan và hệ thần kinh trung ương.

Rượu, bia dù uống ít hay nhiều, đều là chất độc có khả năng phá hoại hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Hai cơ quan chịu đựng nhiều nhất tác hại của rượu chính là hệ thần kinh trung ương và gan. Khi say lại uống thêm thuốc chắc chắn sẽ gây tương kỵ hoá học không tốt. Nếu phải uống bia, rượu, hãy uống vừa phải, biết điểm dừng. Không nên biến rượu, bia thành bạn hàng ngày. Tốt nhất khi say nên nghỉ ngơi, uống một số nước dân gian hay dùng để giải độc như nước chanh, nước sắn dây.

Một số cách phòng tránh say rượu:
Trước khi uống rượu nên ăn đồ ăn nhẹ có nhiều dầu mỡ, cách này sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu, nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn. 
Trong khi uống rượu không được uống các loại thuốc chống nôn, vì chính loại thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể khiến gan không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan. Không nên uống rượu bia kết hợp với các loại nước ngọt có ga, điều này sẽ làm bạn dễ bị say nhanh hơn.
Sau khi uống rượu, có thể ăn hoặc uống các loại trái cây có nhiều vitamin như: bưởi, cam, quýt… Bên cạnh đó, cùng trò chuyện trong khi uống không những không bị say mà còn khiến người uống tỉnh táo hơn.

Đừng uống quá nhiều rượu bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng tới gan nhanh hơn và gây hại tới sức khỏe của mọi người. Hạn chế uống rượu chính là cách để bảo vệ gan của bạn được mạnh khỏe.
Lưu Ngọc (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe