- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Xét nghiệm nước tiểu không được sử dụng làm tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường/tiểu đường (ảnh ShutterStock)
Người bệnh đái tháo đường có ăn mít được không?
5 loại thực phẩm giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết
Cảnh giác với biến chứng thần kinh ở người bệnh đái tháo đường
Dùng quế để ổn định đường huyết, bao nhiêu là đủ?
Trả lời:
Chào bạn,
Chúng tôi hiểu nỗi băn khoăn của bạn ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp lần lượt từng vấn đề ngay sau đây.
Nước tiểu không có đường liệu có bị tiểu đường không?
Chúng ta thường hiểu nôm na rằng, bệnh tiểu đường có nghĩa là đi tiểu ra đường. Thực ra quan niệm này không hoàn toàn sai, nhưng chưa đúng hẳn. Đường chỉ ra ngoài qua nước tiểu khi lượng đường trong máu quá cao, vượt quá ngưỡng bình thường của cơ thể. Ở người bình thường, nếu bạn ăn quá nhiều đường cùng một lúc, thì khi bạn đi tiểu, nước tiểu cũng sẽ có đường. Nhưng khi đó bạn không được chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Hiểu một cách chính xác, bệnh tiểu đường type 2 là do đường trong máu tăng cao kéo dài. Để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường, hiện nay có 4 phương pháp chính. Bác sỹ có thể chỉ cần chọn 1 hoặc 2 trong số các tiêu chí này để chẩn đoán bệnh. 4 tiêu chuẩn đó bao gồm:
1. Đường huyết lúc đói (Nhịn ăn hoặc uống đường trên 8 tiếng) ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl) ít nhất qua 2 lần đo. Lần 1 và lần 2 cách nhau từ 1 - 7 ngày.
2. Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75 gram đường glucose ≥ 11.1 mmol/l (200mg/dl)
3. Đường huyết bất kỳ (đo ở thời điểm bất kỳ khi người bệnh đến bệnh viện khám) ≥ 11.1 mmol/l kèm theo triệu chứng ăn nhiều, gầy sút nhanh, uống nhiều, tiểu nhiều.
4. Chỉ số HbA1c ≥ 6.5%
Như vậy, với trường hợp của bạn, mặc dù bạn không nói rõ chỉ số đường huyết, nhưng việc bác sỹ chẩn đoán bệnh, có thể đã có căn cứ rất chính xác.
Chỉ số đường huyết kiểm tra bất kỳ là một trong những tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường (ảnh minh họa)
Mới mắc tiểu đường type 2 nên điều trị như thế nào?
Do mới vừa được chẩn đoán tiểu đường, nên có thể hiện tại bạn đang khá hoang mang và chưa chấp nhận được. Tuy nhiên, bạn cần nhanh chóng vượt qua những suy nghĩ đó, bắt đầu kế hoạch điều trị bệnh bài bản. Vì nếu ở giai đoạn sớm, điều trị bệnh tích cực từ đầu, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn sau này.
Hiện nay có các phương pháp chính điều trị bệnh bao gồm: dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn, tập luyện. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để giúp kiểm soát nồng độ đường máu tốt hơn.
Về việc sử dụng thuốc, các bác sỹ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp. Bạn nên dùng đúng đơn, đúng liều, đúng thời gian và tái khám thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể lưu ý thêm đến các lời khuyên sau đây:
- Các loại rau xanh, đậu, ngũ cốc, trái cây, sữa tách béo… là những thực phẩm có lợi, bạn nên ăn thường xuyên. Đồng thời, bạn cũng nên tránh thức ăn, thức uống chứa nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm nhiều chất béo từ động vật và thực phẩm đã qua chế biến.
- Cách ăn cũng rất quan trọng, bạn nên ăn rau xanh, uống nước canh trước sau đó là thức ăn khác để tránh làm tăng đường huyết sau ăn.
- Bạn có thể tập nhẹ nhàng các bài tập như yoga, bơi lội, đạp xe, chạy bộ… trong 30 phút mỗi ngày để giúp ổn định đường huyết.
- Thiếu ngủ, căng thẳng và mệt mỏi sẽ khiến đường huyết tăng. Do đó, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng bằng cách hít sâu thở chậm, tập thêm thiền hoặc yoga.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên, ghi lại giá trị bất thường và thông báo sớm cho bác sỹ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị bệnh. Từ đó có thể đưa ra những hướng xử trí nhanh, cho hiệu quả cao.
Ngoài chế độ ăn, luyện tập, bổ sung thêm các thảo dược truyền thống như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng được coi là giải pháp hoàn hảo giúp giảm và ổn định đường huyết ở người tiểu đường type 2.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường và cách điều trị, bạn có thể tham khảo và xây dựng phương thức điều trị bệnh cho mình.
Chúc bạn sức khỏe
Dược sỹ Yến Hoa
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex, với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng tiểu đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người tiểu đường tuýp 2 băn khoăn, lo lắng. Bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch… ở người tiểu đường tuýp 2, người tiền tiểu đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người tiểu đường tuýp 2 băn khoăn, lo lắng. Bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch… ở người tiểu đường tuýp 2, người tiền tiểu đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi
Bình luận của bạn