Cảnh giác với những thông tin vaccine sai lệch trên mạng xã hội
Phát triển được loại vaccine đầu tiên trên thế giới bằng trí tuệ nhân tạo (AI)
Đã tiêm vaccine uốn ván cách đây 1 năm, giờ mắc bệnh thì có cần phải tiêm phòng?
Người lớn có cần tiêm vaccine không?
Sắp có vaccine ngừa ung thư đại trực tràng không gây tác dụng phụ?
Trong một tuyên bố mới đây, WHO cho hay các tổ chức kỹ thuật số lớn nên có trách nhiệm với người dùng của họ để đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể truy cập các thông tin chính xác về vaccine và sức khỏe.
Facebook xác nhận rằng đã đưa ra nhiều giải pháp để kết nối mọi người với các thông tin vaccine chuẩn xác trên Facebook và Instagram. Facebook cũng cho biết sẽ giảm thứ hạng của các Group (Nhóm) và Page (Trang) lan truyền thông tin sai lệch về vaccine trong các chức năng Search (Tìm kiếm) và Tin mới (News Feed), đồng thời từ chối mọi quảng cáo liên quan tới các thông tin này.
Vaccine là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử y tế công cộng. Ước tính, tiêm vaccine đã cứu được ít nhất 2 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới khỏi các bệnh truyền nhiễm chết người như sởi, bạch hầu, viêm gan, bại liệt, dịch tả và sốt vàng da…
Nhưng thông tin sai lệch về vaccine đã lan rộng trên các phương tiện truyền thông xã hội ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây, đặc biệt là trào lưu “anti-vaccine” (chống vắc xin). WHO gọi “anti-vaccine” là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu.
Bắt đầu bằng tiếng Anh và sau đó là các ngôn ngữ khác, các tìm kiếm liên quan đến vaccine trên Facebook và Instagram từ người dùng ngoài nước Mỹ sẽ được kết nối với thông tin chính thống của WHO. Tại Mỹ, thông báo sẽ hướng mọi người đến trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Trước đó, Công ty truyền thông xã hội Pinterest Inc cũng đã thực hiện động thái tương tự.
Bình luận của bạn