Gần 1 nửa mỹ phẩm, thuốc... chứa hóa chất độc này

Chất độc 1,4-dioxane có mặt trong rất nhiều sản phẩm thường dùng

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi FDA cấm 1 chất độc trong sản phẩm chăm sóc da

Nước giếng một số nơi ở TP.HCM chứa chất gây ung thư

Kinh hãi gà nhuộm hóa chất quá độc

Nước giếng nhiều nơi ở TP HCM chứa chất gây ung thư

Khi kiểm tra các thành phần được liệt kê trên bao bì các sản phẩm chăm sóc cá nhân như: Mỹ phẩm, dầu gội đầu, kem dưỡng da, thuốc… bạn sẽ không bao giờ thấy có cái tên 1,4-dioxane. Đừng vội mừng - nó sẽ xuất hiện theo một cách khác biệt và khó lường: 1,4-dioxane thực sự là một sản phẩm phụ được tạo ra thông qua sự kết hợp của các hóa chất khác nhau. Vì lẽ đó, nó không hề có mặt trên danh sách thành phần của sản phẩm cũng như không được trực tiếp cho vào các sản phẩm này. Chính vì thế, nó càng trở nên nguy hiểm.

Hóa chất 1,4-dioxane đã bị cấm sử dụng ở Canada. Thêm vào đó, Nhóm công tác môi trường Mỹ - EWG (Enviromental Working Group) cho 1,4-dioxane điểm số 8/10, có nghĩa là nó là một hóa chất cực kỳ nguy hiểm. 1,4-dioxane khá khó bị phân hủy và sẽ tồn tại rất lâu một khi đã xâm nhập vào môi trường. Nó có thể dễ dàng đi vào mạch nước ngầm và làm nước bị nhiễm độc. Nhẹ thì, 1,4-dioxane có thể gây kích ứng (da, mắt hoặc phổi), nặng có thể gây ung thư.

Vào năm 2012 , Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đều xác định rằng 1,4-dioxane là chất gây ung thư cho con người.

Theo Scott Faber - Phó Chủ tịch cấp cao của EWG: “Chất gây ô nhiễm này có liên quan đến ung thư và nó hoàn toàn không có lợi ích gì trong các loại mỹ phẩm”.

Như đã nói, 1,4-dioxane là một sản phẩm phụ tạo ra của ethoxylation, quá trình sản xuất nhằm giảm kích ứng da của các thành phần có nguồn gốc từ xăng dầu.

Theo khuyến cáo từ EWG, để tránh nhiễm phải 1,4-dioxane, bạn nên tránh các sản phẩm có các thành phần: PEG, polyethylene, polyethylene glycol, polyoxyethylene, hoặc các chất có kết thúc bằng “oxynol” hoặc “eth”.

Nước xả vải, bột giặt, nước rửa chén… là những sản phẩm chứa nhiều các chất trên. Theo ông Sonya Grande - chuyên gia sức khỏe cộng đồng của EPA, bột giặt có khả năng tẩy trừ chất bẩn bám trên quần áo, nhưng đồng thời cũng lưu lại hóa chất độc hại. Do vậy, người tiêu dùng nên lựa chọn bột giặt có tính năng bảo vệ môi trường hoặc đọc kỹ thành phần trong bột giặt. Nếu trên thành phần bột giặt ghi những thành phần nêu trên thì đều có khả năng sản sinh 1,4-dioxane.

Người tiêu dùng nên tỉnh táo trước những lời quảng cáo như nước xả vài “chỉ cần 1 lần xả”, mục đích là nhà sản xuất muốn hương thơm lưu lại trên quần áo của người tiêu dùng để họ bán được sản phẩm. Nhưng để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng không nên sử dụng nước xả vải cho những loại quần áo tiếp xúc trực tiếp với những vùng da nhạy cảm như đồ lót, đồ bơi, khăn mặt, khăn ăn, ga gối cho trẻ em.

Ngay cả quần áo thông thường, nếu sử dụng nước xả vải mà không xả lại bằng nước sạch thì khi là ủi quần áo, sức nóng sẽ thúc đẩy sự bay hơi của các hóa chất vào không khí, khiến chúng đi thẳng vào cơ thể người thông qua đường hô hấp.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư