Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ không cồn
Cân nặng khi sinh có thể cảnh báo nguy cơ gan nhiễm mỡ ở trẻ
Trẻ sớm bị gan nhiễm mỡ vì thích uống thứ nước này
Chất chống oxy hóa từ kiwi và sữa mẹ giúp ngăn chặn bệnh gan
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo dư thừa tích tụ bên trong tế bào gan lớn hơn 5%. Có nhiều nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ như: Biến chứng của một số bệnh tật, lạm dụng rượu bia, tác dụng phụ của thuốc và các rối loạn về dinh dưỡng.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là một thuật ngữ dùng để mô tả sự tích tụ chất béo trong gan của những người ít uống rượu hoặc không uống. Bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới và có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường rất khó phát hiện, đặc điểm chính của bệnh là quá nhiều chất béo được lưu trữ trong các tế bào gan. Trường hợp nặng có thể gây viêm gan, để lại sẹo trong gan và có thể tiến triển thành suy gan và xơ gan. Ngoài ra, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu còn làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh đái tháo đường, bệnh thận và bệnh tim mạch.
Những người bị gan nhiễm mỡ thường có các biểu hiện như: Mệt mỏi, đau nhẹ ở giữa hoặc bên phải bụng, nồng độ insulin, triglyceride và men gan tăng cao. Khi bệnh nặng hơn có thể dẫn đến buồn nôn, đau bụng dữ dội, vàng mắt, vàng da, giãn mạch dưới da…
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Làm sao để điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu?
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nào cho bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Thay vào đó, các bác sỹ thường điều trị các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh như: Béo phì, đái tháo đường, cholesterol cao,…
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cũng cần thay đổi thói quen hàng ngày để có lối sống lành mạnh hơn.
1. Giảm cân
Nếu đang thừa cân hoặc béo phì thì giảm cân là điều cần thiết. Thay đổi chế độ ăn uống, giảm lượng calorie ăn mỗi ngày, tăng cường các hoạt động thể chất, điều đó cũng phần nào giúp giảm lượng chất béo có trong gan. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng để giảm cân trong quá khứ và không thành công, hãy hỏi bác sĩ để được giúp đỡ và có biện pháp phù hợp
2. Giảm lượng tinh bột ăn hàng ngày
Ăn quá nhiều tinh bột sẽ dẫn đến dư thừa và chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong gan. Do đó, bạn nên hạn chế lượng tinh bột tiêu thụ trong ngày, đặc biệt là tránh các thực phẩm từ tinh bột tinh chế, thay vào đó hãy ăn nhiều trái cây và rau xanh.
3. Luyện tập thể dục thể thao
Các hoạt động thể chất sẽ giúp làm giảm lượng chất béo trong gan ngay cả khi trong lượng của bạn không thay đổi. Ngoài ra, luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên còn rất tốt cho tim mạch và sức khỏe của bạn.
4. Thực phẩm bổ sung
Các loại vitamin E, C và các chất bổ sung khác được gọi là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ gan, ức chế việc tích tụ mỡ thừa trong gan, do đó giúp làm giảm gan nhiễm mỡ.
Bình luận của bạn