Đây là dịp để các đại biểu trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật các kỹ thuật hiện
đại về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi.
Hội nghị gồm 2 phiên toàn thể với các chủ đề "Già hóa - thách thức, chiến lược toàn cầu trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi" và "bệnh Alzheimer."
Gần 40 báo cáo khoa học tập trung vào 4 chuyên đề là bệnh lý thần kinh ở người cao tuổi, bệnh lý xương khớp và các rối loạn khác ở người cao tuổi, bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi, rối loạn chuyển hóa ở người cao tuổi.
Nhiều báo cáo tham luận đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu như "Già hóa dân số ở Việt Nam;" "Ngã não ở người cao tuổi;" "Tình trạng tự tử ở người cao tuổi;" "Đặc điểm lâm sàng và điều trị trầm cảm ở người già;" "Chiến lược lựa chọn thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường"...
Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Phạm Thắng cho biết già hóa dân số là một hiện tượng mang tính toàn cầu và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Năm 2012, Việt Nam chính thức ghi tên vào danh sách các quốc gia có dân số già hóa. Theo báo cáo mới đây của Liên hiệp quốc thì từ nay đến năm 2050, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới.
Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, quốc gia và cộng đồng quốc tế; liên quan đến mọi mặt của đời sống như xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý và tinh thần. Ngành y tế cũng sẽ phải đương đầu với thách thức mới này...
Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Hiện tại, tuổi thọ trung bình của người dân là 73 tuổi. Như vậy, sau 50 năm, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng thêm 33 tuổi, trong khi trên thế giới chỉ tăng 21 tuổi.
Nếu như năm 1979, Việt Nam chỉ có 3,7 triệu người cao tuổi thì hiện nay con số này là 8,65 triệu người.
Trong vòng 30 năm từ 1979-2009, trung bình mỗi 10 năm số người cao tuổi tăng thêm khoảng 1 triệu người. Tuy nhiên hiện nay, chỉ có 2 năm mà số người cao tuổi ở Việt Nam đã tăng thêm 1,2 triệu người...
Hội nghị gồm 2 phiên toàn thể với các chủ đề "Già hóa - thách thức, chiến lược toàn cầu trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi" và "bệnh Alzheimer."
Gần 40 báo cáo khoa học tập trung vào 4 chuyên đề là bệnh lý thần kinh ở người cao tuổi, bệnh lý xương khớp và các rối loạn khác ở người cao tuổi, bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi, rối loạn chuyển hóa ở người cao tuổi.
Nhiều báo cáo tham luận đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu như "Già hóa dân số ở Việt Nam;" "Ngã não ở người cao tuổi;" "Tình trạng tự tử ở người cao tuổi;" "Đặc điểm lâm sàng và điều trị trầm cảm ở người già;" "Chiến lược lựa chọn thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường"...
Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Phạm Thắng cho biết già hóa dân số là một hiện tượng mang tính toàn cầu và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Năm 2012, Việt Nam chính thức ghi tên vào danh sách các quốc gia có dân số già hóa. Theo báo cáo mới đây của Liên hiệp quốc thì từ nay đến năm 2050, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới.
Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, quốc gia và cộng đồng quốc tế; liên quan đến mọi mặt của đời sống như xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý và tinh thần. Ngành y tế cũng sẽ phải đương đầu với thách thức mới này...
Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Hiện tại, tuổi thọ trung bình của người dân là 73 tuổi. Như vậy, sau 50 năm, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng thêm 33 tuổi, trong khi trên thế giới chỉ tăng 21 tuổi.
Nếu như năm 1979, Việt Nam chỉ có 3,7 triệu người cao tuổi thì hiện nay con số này là 8,65 triệu người.
Trong vòng 30 năm từ 1979-2009, trung bình mỗi 10 năm số người cao tuổi tăng thêm khoảng 1 triệu người. Tuy nhiên hiện nay, chỉ có 2 năm mà số người cao tuổi ở Việt Nam đã tăng thêm 1,2 triệu người...
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già
Bình luận của bạn