Nhiều bệnh nhi bị viêm phổi nặng, đa kháng thuốc (Ảnh TTO)
Cẩn trọng với viêm phổi ở người cao tuổi
Gần 1 triệu trẻ em tử vong hàng năm do viêm phổi
Mẹ hít khói xe, thai nhi viêm phổi
Khói hương gây bệnh viêm phổi
Biến chứng nhanh
Theo bác sỹ Hà Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ: “Thời tiết thay đổi làm số bệnh nhi đến khám về hô hấp tăng cao. Trong đó, bệnh nhi bị viêm phổi nặng nhập viện cũng tăng vọt và có diễn biến phức tạp. Số lượt bệnh nhi khám các bệnh lý về hô hấp trong tháng 12/2014 lên đến trên 15.000 trường hợp. Trong đó có 637 bệnh nhi phải nhập viện điều trị và trong số này có tới 477 trường hợp viêm phổi”.
Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng trẻ nhập viện do các bệnh đường hô hấp cũng gia tăng. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, cho biết: “Sau đợt nghỉ Tết dương lịch, mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận từ 100 – 130 bệnh nhi đến khám. Trong đó, có khoảng 8 – 13 bệnh nhi phải nhập viện vì các bệnh lý đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phổi”.
Các bác sỹ cũng nhận định, thời tiết có mối liên quan trực tiếp tới bệnh đường hô hấp ở trẻ em, trong đó có bệnh viêm phổi. Bởi, thời tiết chuyển lạnh đột ngột khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp, dễ nhiễm bệnh. Nguyên nhân thứ hai không kém phần quan trọng là do virus, vi khuẩn… tấn công vào hệ miễn dịch còn chưa đủ sức chống chọi của bé. Bên cạnh đó là các yếu tố như: Môi trường sống, khói thuốc, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch…
Đa phần trẻ được đưa đến khám đều có các triệu chứng như: Ho, sốt, chảy nước mũi, chảy nước tai… Đó là những biểu hiện của bệnh đường hô hấp nhẹ ở trẻ. Khi chuyển biến nặng sẽ gây khó thở, tím tái, co giật, bỏ bú, không ăn uống được... là biểu hiện của bệnh đường hô hấp dưới, biến chứng viêm phổi.
Viêm phổi là bệnh dễ gặp nhất ở trẻ vào mùa đông và giai đoạn giao mùa. Bệnh tiến triển rất nhanh và biến chứng khó lường. Từ cơn “húng hắng” ho ở các bé có thể tiến triển thành viêm phổi cấp rồi dẫn đến suy hô hấp rất nhanh. Khi đó, nếu không nhanh chóng được đưa vào viện cấp cứu, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan chức năng (do thiếu oxy), thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Không tự làm bác sỹ cho con
“Với tình trạng viêm phổi nhẹ, cha mẹ có thể điều trị tại nhà cho trẻ bằng kháng sinh do bác sỹ kê đơn, theo dõi ăn - uống - thở, theo dõi nhiệt độ khi sốt. Khi có các dấu hiệu chuyển bệnh, cần đưa ngay trẻ vào viện để được điều trị bằng kháng sinh tiêm, hay dùng thêm một số biện pháp như thở oxy, hoặc truyền dịch”, bác sỹ Dũng cho biết.
Khi trẻ bị bệnh về đường hô hấp cha mẹ cần chú ý dấu hiệu quan trọng để nhận biết là trẻ thở nhanh và thở gấp. Với trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở bình thường khoảng dưới 60 lần/phút. Ở trẻ từ 2 - 11 tháng tuổi nhịp thở bình thường khoảng dưới 50 lần/phút… Nếu trẻ sơ sinh có nhịp thở nhanh hơn mức này thì cần nghĩ tới triệu chứng viêm phổi và nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị. Một triệu chứng khác là trẻ bị rút lõm lồng ngực, nếu quan sát thấy phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm xuống một cách rõ rệt (lõm sâu) khi trẻ hít vào thì khả năng đã chuyển sang giai đoạn viêm phổi nặng.
Để phòng và hạn chế tái phát bệnh viêm phổi ở trẻ các mẹ cần bảo đảm cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi; Trẻ sau 6 tháng có thể cho ăn dặm thêm và phải cho trẻ ăn đủ chất nhưng lưu ý không nên ép trẻ ăn để trẻ nôn, trớ vì sẽ sặc lên mũi và gây các bệnh đường hô hấp; Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không nên đun bếp hoặc hút thuốc trong phòng; Giữ ấm cho trẻ nhất là khi trời lạnh và thay đổi thời tiết; Tiêm phòng cho trẻ đẩy đủ và đúng lịch; Phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp để trẻ được điều trị kịp thời…
Ngoài ra, cha mẹ có thể phòng bệnh về hô hấp cho trẻ bằng cách tăng cường sức đề kháng của trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng và các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm này cho trẻ nên theo sự chỉ dẫn của các bác sỹ nhi khoa.
Đặc biệt, khi trẻ bị bệnh tốt nhất là không tự ý điều trị bằng thuốc mà phải có sự chỉ định của bác sỹ. Việc cha mẹ tự khám/chữa bệnh cho con sai phương pháp sẽ làm quá trình điều trị khó khăn và dai dẳng hơn.
- Trẻ bú kém hoặc bỏ bú, co giật, hạ nhiệt độ, thở khò khè, thở rít, ngủ li bì khó đánh thức…
- Co rút lồng ngực mạnh và thở nhanh (trên 60 lần/phút) là viêm phổi nặng, cần đi bệnh viện điều trị. Ngưỡng thở nhanh ở trẻ dưới 2 tháng là 60 lần/phút trở lên.
- Bất kỳ một trường hợp viêm phổi nào ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi đều nặng và phải điều trị tại bệnh viện.
Bình luận của bạn