Cẩn trọng với viêm phổi ở người cao tuổi

Hệ miễn dịch kém nên người cao tuổi thường bị mắc các bệnh về đường hô hấp

Giảm nguy cơ kịch phát COPD nhờ vitamin D

Giao mùa – Nỗi lo của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Gần 600 người được khám miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Khám và tư vấn miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thái Bình là tỉnh đầu tiên đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong

Viêm phổi nặng hơn ở những người trên 65 tuổi chủ yếu do sức chống đỡ của cơ thể kém, phổi bị lão hóa. Thủ phạm chính gây nên viêm phổi ở NCT là các vi khuẩn, virus sẵn có ở mũi họng, lợi dụng lúc cơ thể đang suy yếu vì nhiễm lạnh xâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Viêm phổi ở NCT có đặc điểm là âm thầm không rầm rộ. Người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều; Thở nhanh, thở gấp hơn bình thường. Ngoài ra, NCT còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Khi bị viêm phổi, NCT còn xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường dẫn đến lú lẫn, rối loạn tâm thần...

Triệu chứng bệnh viêm phổi ở NCT thường không rõ ràng

Điểm khác biệt viêm phổi ở  NCT là khi chụp X-quang phổi, thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng.

Do các triệu chứng của bệnh ở NCT rất âm thầm nên nhiều trường hợp chủ quan dẫn đến biến chứng nặng hơn.

Biến chứng tại phổi: Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh.

Biến chứng trong lồng ngực: Người bệnh có thể bị sốt dai dẳng do tràn mủ màng phổi, ngoài ra NCT cũng có thể  bị chứng đau vùng trước tim do bị viêm màng ngoài tim.

Phòng, điều trị thế nào?

Khi nghi ngờ bị viêm phổi, NCT cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt vì nếu để muộn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi nghi ngờ bị viêm phổi, NCT cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất

Đối với NCT mắc viêm phổi, nhất là viêm phổi do virus, việc dùng thuốc điều trị cần cẩn trọng. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào phải được bác sỹ khám bệnh kê đơn và tư vấn sử dụng.

NCT không nên tự mua thuốc để điều trị nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn gây hại cho sức khỏe. 

Ngoài sử dụng thuốc, NCT cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, và tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. Hàng ngày, NCT cần uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng từ 1,5 - 2,0 lít), ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Những người bị liệt cần được nâng dậy và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.

NCT  ở nước ta hiện chiếm 9,4% dân số. Tuy nhiên, theo nghiên cứu dịch tễ học mới đây, tỷ lệ NCT có sức khỏe tốt chỉ chiếm khoảng 5%. Trung bình cứ một người 60 tuổi mắc gần 3 loại bệnh trong đó bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt viêm phổi rất hay gặp. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể lên tới 25%.
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già