Giao mùa, trẻ mắc bệnh gì?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị "tấn công" bởi các bệnh lây nhiễm lúc giao mùa

Làm gì khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng?

Tháng 1/2015: Ghi nhận 133 ca sốt phát ban nghi sởi

Năm 2015: Nguy cơ sốt xuất huyết gia tăng trở lại

Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào thời gian giao mùa, trẻ có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Hãy cùng điểm qua các bệnh dễ mắc, dễ phòng thường gặp ở trẻ trong những ngày nóng, ẩm này.

1.  Sốt virus
 - Bệnh thường gặp trong điều kiện thời tiết giao mùa, cuối xuân đầu hè, có biểu hiện sốt, ho kéo dài. 
- Không có biến chứng, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhưng cần chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. 
- Không nên cho trẻ sử dụng kháng sinh, tránh những tác dụng phụ khi dùng thuốc như rối loạn tiêu hóa, nổi ban hay kháng thuốc. 
- Khi bị sốt virus, hãy đến khám ngay tại các cơ sở y tế để có hướng dẫn điều trị, không nên tự ý mua thuốc điều trị. 
2.  Bệnh ngoài da
Khi trẻ có biểu hiện sốt, ho, bỏ ăn... nên cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế, không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà, tránh các biến chứng nguy hiểm
-  Biểu hiện là những mụn nước nhỏ li ti xuất hiện ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như: Trán cổ, ngực, lưng... 
-  Nguyên nhân do sự tăng tiết và ứ đọng mồ hôi, tạo nên phản ứng viêm nhiễm da
-  Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ hơn người lớn vì da trẻ mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên rất dễ tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.
3.  Rối loạn tiêu hóa
-  Do điều kiện thời tiết cộng với sự sinh sôi nảy nở của côn trùng (ruồi, muỗi) và các loại vi khuẩn nên khiến thực phẩm rất dễ hư hỏng, đồng thời, lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy cấp. 
-  Nhiễm độc thực phẩm có thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ khoảng từ 30 phút đến 3 giờ sau bữa ăn. Biểu hiện chung là nôn, đau bụng từng cơn, tiêu chảy liên tục (trên 3 lần trong khoảng 4 giờ), rối loạn điện giải, đôi khi kèm theo tức ngực, khó thở…
-  Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. 
-  Khi trẻ bị tiêu chảy cấp (do rotavirus, nhiều hơn 10 lần/ngày), việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
Lưu ý phòng bệnh:
Rửa tay cho trẻ hàng ngày là cách phòng ngừa các bệnh lây nhiễm thường gặp ở trẻ
-  Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu trẻ có một trong các dấu hiệu như: Không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.
-  Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn. 
-  Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vaccine ngừa tiêu chảy do virus rota.
Theo các chuyên gia y tế, tăng cường sức đề kháng cho trẻ từ sớm là phương pháp phòng ngừa bệnh lây nhiễm mùa hè cho trẻ. Các biện pháp tăng cường sức đề kháng là cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, tránh xa các ổ dịch và sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm