Theo dấu tằm tơ – Giới thiệu nghề nuôi tằm dệt lụa truyền thống Việt Nam

Đại diện Bộ ngoại giao chụp ảnh lưu niệm cùng các nữ đại sứ và các phu nhân đại sứ tại sự kiện "Theo dấu tằm tơ"

Cá muối chua: Ranh giới giữa đặc sản với món ăn “cực độc”

L-theanine: Loại acid amin giúp chống lo âu, cải thiện chất lượng giấc ngủ

Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đe dọa bùng phát

Những biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Sự kiện mang tên “Theo dấu tằm tơ - Following Traces of Silk” có sự tham dự của bà Vũ Thị Bích Ngọc - Phu nhân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội; bà Elisa Fernandez - Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UN Women); bà Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO); cùng các nữ Đại sứ - Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế; các Phu nhân Đại sứ và đại diện Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội. Với sự đồng hành của thương hiệu lụa DeSilk, đây là sự kiện dành riêng cho các nữ cán bộ ngoại giao và các phu nhân đại sứ tại Việt Nam. Đây cũng là dịp để các nữ đại biểu có cơ hội tìm hiểu dòng chảy văn hóa trong lụa Việt; khám phá và trải nghiệm hoạt động ươm tơ dệt lụa truyền thống của Việt Nam.

Giám đốc VIETSERI Lê Hồng Vân phát biểu khai mạc

Giám đốc VIETSERI Lê Hồng Vân phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, ông Lê Hồng Vân - Giám đốc VIETSERI - đã giới thiệu đến các đại biểu và khách mời về nghề nuôi tằm, dệt vải truyền thống của Việt Nam. Ông cho biết: Nuôi tằm dệt vải đã xuất hiện, tồn tại và phát triển trong dân gian Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Hiện nay, Việt Nam nằm trong Top 4 các nước có nghề dâu tằm đang phát triển mạnh mẽ. Ông Vân cũng cho biết, tơ tằm hiện vẫn giữ được vị trí "nữ hoàng" trong ngành dệt may bởi những đặc tính không thể thay thế và thân thiện với cuộc sống con người.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại sự kiện

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại sự kiện

Tham dự buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay đây là sự kiện giao lưu, gắn kết hết sức có ý nghĩa, qua đó giúp tăng cường đoàn kết và hợp tác của ASEAN với bạn bè quốc tế. Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chia sẻ: “Tôi rất vui và xúc động được cùng các chị em tham dự buổi gặp mặt đông đủ, thân tình, ấm áp và hết sức ấn tượng trong một không gian gần gũi với thiên nhiên và rất đậm chất văn hóa Việt Nam.”

Bà Elisa Fernandez - Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam - lựa chọn trang phục là bộ áo dài truyền thống Việt Nam để tham dự sự kiện

Bà Elisa Fernandez - Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam - lựa chọn trang phục là bộ áo dài truyền thống Việt Nam để tham dự sự kiện

Lựa chọn trang phục là chiếc áo dài truyền thống Việt Nam kết hợp với khăn choàng lụa, bà Elisa Fernandez - Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam – đã chia sẻ: "Khi tôi đến Việt Nam cách đây 5 năm, tôi đã biết về vẻ đẹp tuyệt vời của bộ áo dài cùng ấn tượng với những người Phụ nữ khóa trên mình trang phục này. Theo truyền thống, áo dài được làm từ lụa, và lụa đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế của Việt Nam cũng như trong các phong trào của Phụ nữ Việt.” Bà đánh giá cao ý tưởng tổ chức sự kiện giao lưu văn hóa này và bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai, ngành sản xuất tơ lụa của Việt Nam sẽ tiếp tục mở đường cho bình đẳng giới và thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Trong khuôn khổ sự kiện, các nữ đại biểu được biết thêm về lịch sử phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa qua bài thuyết trình của bà Văn Thị Hằng - nhà sáng lập thương hiệu lụa DeSilk -  và được đi trải nghiệm quy trình nuôi tằm, quá trình “tằm ăn rỗi” tại vườn dâu.

Đại diện thương hiệu lụa DeSilk - bà Văn Thị Hằng, nhà sáng lập - giới thiệu về lịch sử của nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa đến các nữ đại biểu và khách mời

Đại diện thương hiệu lụa DeSilk - bà Văn Thị Hằng, nhà sáng lập - giới thiệu về lịch sử của nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa đến các nữ đại biểu và khách mời

Buổi trải nghiệm kết thúc với hoạt động thăm quan quy trình dệt lụa trên máy. Tại đây, các nữ đại biểu được nghệ nhân tại VIETSERI hướng dẫn cách sử dụng máy dệt thoi và được tự tay thử dệt lụa trên máy. Các nữ đại biểu tham dự đã tỏ ra vô cùng hào hứng và thích thú với các hoạt động trải nghiệm tại sự kiện lần này.

Sự kiệnTheo dấu tơ tằm - Following Traces of Silk” không chỉ nhằm tăng cường giao lưu văn hóa đồng thời còn tạo cơ hội quảng bá cho ngành nuôi tằm và dệt lụa của Việt Nam. Cùng điểm lại một số hình ảnh các đại biểu tại sự kiện:

Ông Lê Hồng Vân - Giám đốc VIETSERI - tặng hoa chúc mừng các nữ đại biểu nhân ngày mùng 8/3

Ông Lê Hồng Vân - Giám đốc VIETSERI - tặng hoa chúc mừng các nữ đại biểu nhân ngày mùng 8/3

Các nhà ngoại giao nữ tham gia trải nghiệm tìm hiểu quá trình tằm ăn rỗi

Các nhà ngoại giao nữ tham gia trải nghiệm tìm hiểu quá trình "tằm ăn rỗi"

Một số nhà ngoại giao nữ hào hứng trực tiếp tham gia lựa chọn những con tằm chín

Một số nhà ngoại giao nữ hào hứng trực tiếp tham gia lựa chọn những con tằm "chín"

Bà Elisa Fernandez - Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam - trải nghiệm quy trình ươm tơ tại sự kiện

Bà Elisa Fernandez - Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam - trải nghiệm quy trình ươm tơ tại sự kiện

Nghệ nhân VIETSERI giới thiệu cách sử dụng máy dệt thoi đến các nữ đại biểu

Nghệ nhân VIETSERI giới thiệu cách sử dụng máy dệt thoi đến các nữ đại biểu

Nhà sáng lập DeSilk - bà Văn Thị Hằng - giới thiệu sản phẩm lụa đến nữ đại sứ tham dự sự kiện

Nhà sáng lập DeSilk - bà Văn Thị Hằng - giới thiệu sản phẩm lụa đến nữ đại sứ tham dự sự kiện

Ngọc Link
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa