- Chuyên đề:
- Món ngon cuối tuần
- Món ngon ngày Tết
Tết Dương lịch này nấu gì cho cả gia đình?
Mâm cơm cuối tuần đầy đặn ai cũng “tấm tắc khen ngon”
Gợi ý mâm cơm 3 món nóng hổi cho ngày Đông lạnh giá
Cuối tuần ăn gì: Gợi ý mâm cơm 4 món ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng
Mâm cơm cuối tuần với 4 món đậm đà đưa cơm
Mâm cơm Tết Dương lịch 2022 có các món:
- Gà luộc lá chanh
- Tôm cuộn mỳ chiên
- Canh đu đủ nấu sườn non
- Súp lơ luộc
- Tráng miệng: Dưa hấu, thanh long.
Công thức chế biến mâm cơm Tết Dương lịch (5-6 người)
1. Gà luộc lá chanh
Nguyên liệu:
- 1 con gà mái tơ 1,5kg
- Vài lá chanh non
- 2 củ hành
- 1 củ gừng
- Gia vị: Hạt nêm, muối.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gà mua về rửa sạch để ráo nước
- Gừng cắt lát
- Lá chanh cắt chỉ nhỏ
- Hành bỏ vỏ, đập dập.
Bước 2: Luộc gà
- Cho vào nồi 1 lượng nước vừa đủ ngập gà, cho thêm muối, hạt nêm, gừng và hành đã đập dập vào. Tiếp tục đun nhỏ lửa, khi thấy nước luộc nổi nhiều váng mỡ gà, dùng que vót nhọn đâm thử vào đùi gà, phần nước tiết ra không đỏ là gà chín. Tắt bếp, ngâm gà trong nước luộc thêm khoảng 2-5 phút để gà mềm, ngọt thịt và đượm vị. Sau đó, vớt gà ra để nguội và ráo nước. Để gà thật nguội mới chặt miếng.
- Gà chặt xong bày ra đĩa, thêm chút lá chanh đã thái chỉ nhỏ rắc lên trên là xong.
2. Tôm cuộn mỳ chiên
Nguyên liệu:
- 300gr tôm
- 100g mỳ vằn thắn
- Tăm nhọn
- Dầu ăn, bột nêm, tiêu.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Tôm rửa sạch để ráo, sau đó ướp tôm cùng với chút bột nêm, hạt tiêu.
Bước 2:
- Dùng tăm nhọn xiên dọc phần lưng tôm để giữ tôm thẳng khi chiên. Sau đó lấy từng sợi mỳ quấn quanh mình tôm. Làm lần lượt như vậy đến hết phần nguyên liệu.
Bước 3:
- Đặt chảo lên bếp thêm dầu vào đợi nóng già thì cho tôm vào chiên vàng giòn. Không nên bật lửa quá to làm cháy mỳ còn tôm thì không chín kịp. Khi tôm chín gắp tôm cuộn mỳ chiên giòn ra rổ có lót giấy thấm thầu.
3. Canh đu đủ nấu sườn non
Nguyên liệu:
- 1 quả đu đủ vừa ương (khoảng 300gr)
- 200gr sườn non
- 2 nhánh hành lá
- 1 ít rau ngò (rau mùi)
-Gia vị: Muối, đường, bột ngọt, hạt nêm.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Đu đủ gọt sạch vỏ, loại bỏ hạt. Rửa lại với nước vài lần, để ráo rồi cắt thành các miếng vừa ăn.
- Để khử mùi hôi của sườn non, bạn chà xát trực tiếp với 1 ít muối trong vòng 5 phút. Sau đó rửa với nước nhiều lần cho sạch rồi vớt ra để ráo nước.
- Hành lá rửa sạch, cắt khúc.
Bước 2: Chần và hầm sườn
- Cho sườn non vào nồi, đổ ngập nước và cho thêm 1 thìa cà phê muối. Đun cho nước sôi bùng lên thì vớt sườn ra, rửa sạch sườn với nước lạnh.
- Tiếp theo cho phần sườn đã được chần vào nồi rồi đổ ngập nước. Bắc nồi lên bếp đậy nắp lại, vặn lửa lớn. Khi nước sôi thì vặn lửa vừa và hầm khoảng 30 phút cho sườn chín mềm.
Bước 3: Nấu canh đu đủ với sườn
- Khi sườn đã chín thì cho đu đủ vào nồi. Tiếp tục úp vung lại, hầm đu đủ thêm 15-20 phút với lửa vừa cho chín đu đủ.
- Sau khi đu đủ chín, bạn nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn. Cuối cùng cho hành cắt nhỏ vào là xong.
4. Súp lơ xanh luộc
Nguyên liệu:
- 1 cây súp lơ (khoảng 300gr)
- 1 ít muối.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Súp lơ mua về rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút sau đó rửa qua lại với nước sạch, vớt lên để cho ráo nước. Thái súp lơ thành các miếng nhỏ vừa ăn. Phần thân súp lơ nếu già thì bạn phải gọt vỏ màu xanh bên ngoài đi rồi mới thái.
Bước 2: Luộc súp lơ
- Cho nước lên đun sôi thì cho chút muối vào, rồi cho súp lơ và cà rốt xuống luộc, mở lửa to cho sôi lại, để sôi khoảng 2 phút là được.
Lưu ý: Nước phải ngập phần rau luộc, khi luộc không đậy nắp vung để giữ được màu tươi xanh của rau.
Bình luận của bạn